• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Những “lỗ thủng” cần bịt kín

25/06/2021 13:05

Trong cuộc chiến với Covid-19 đầy gian nan và nhiều bất trắc hiện nay, đôi khi “một lỗ thủng nhỏ cũng làm đắm thuyền to”. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực củng cố hệ thống “phòng thủ” một cách quy mô thì cũng cần không ngừng dò tìm và bịt kín các “lỗ thủng”, dù nhỏ, để đảm bảo an toàn.

Đến nay, với quyết tâm và sự nỗ lực lớn lao của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, tỉnh Kon Tum vẫn an toàn trước dịch bệnh Covid-19. Một “thành lũy” đã và đang tiếp tục được dựng lên bằng công sức, mồ hôi và cả nước mắt của rất nhiều người.

Nhưng nếu chịu khó quan sát, chúng ta vẫn có thể nhìn ra, có những “lỗ thủng nhỏ” đang hiện hữu.

Trong những ngày gần đây, tôi chứng kiến tâm lý chủ quan ở không ít người. Không ít quán nhậu vẫn nhộn nhịp mỗi chiều. Bàn sát bàn, người cạnh người. Ồn ào chúc tụng, vui vẻ giao lưu.

Tại các chợ, như chợ Võ Lâm (đường Trần Phú, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) chẳng hạn, vẫn có người không đeo khẩu trang mua bán, giao tiếp tương đối thoải mái. Ngoài phố, hình ảnh người không đeo khẩu trang phóng xe trên đường không phải là hiếm.

Ở không ít quán ăn, quán cà phê, từ người chế biến đến nhân viên phục vụ không đeo khẩu trang, bàn ghế vẫn kê sát nhau. Sáng 23/6, tại quán mỳ H.K, tôi đã quyết định rời đi khi nhận ra cô chủ không đeo khẩu trang, không mang găng tay khi bốc mì bỏ vào tô; 2 thanh niên cũng “nói không với khẩu trang” khi bưng bê phục vụ khách.

Không đeo khẩu trang khi bán hàng. Ảnh: HL

 

Đó là thực tế đang diễn ra, dù chính quyền và ngành chức năng đã và đang tích cực tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Theo số liệu thống kê, đã có gần 400 trường hợp vi phạm bị xử phạt, với tổng số tiền hơn 430 triệu đồng, trong đó chủ yếu là vì hành vi không đeo khẩu trang.

Cũng cần khẳng định rằng, tình trạng trên là “không phổ biến”, nhưng “sự không phổ biến” ấy cũng có mặt nguy hiểm của nó. Nếu có một F0 “lang thang” ngoài cộng đồng và ghé vào quán thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Hậu quả nặng nề là điều rất dễ đoán: Thêm nhiều người mắc Covid-19, nhiều người phải thực hiện cách ly bắt buộc, cuộc sống và công việc của rất nhiều người bị xáo trộn; kinh tế đình trệ; chi phí của quốc gia, của tỉnh cho phòng, chống dịch tăng gấp bội.

Đó chính là những “lỗ thủng” có thể thấy hàng ngày. Còn có các “lỗ thủng” khác không dễ thấy.

Tôi từng khá bất ngờ khi chứng kiến lái xe và nhân viên một nhà xe có tiếng điềm nhiên đón khách, nhận hàng mà không đeo khẩu trang. Khi tôi thắc mắc thì chỉ nhận được cái nhìn hờ hững của họ.

Hẳn là vì có “tấm gương” của các nhân viên nhà xe, mà một vài hành khách cũng “phớt lờ” chuyện đeo khẩu trang khi lên xe, mặc dù có hành khách khác lên tiếng nhắc nhở.

Trong khi đó, UBND tỉnh, Sở Giao thông Vận tải liên tục có các văn bản chỉ đạo, yêu cầu các bến xe, đơn vị vận tải phải thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có nội dung toàn bộ cán bộ, nhân viên, người lao động, hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ … thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K  trong phòng chống dịch, nhất là quy định đeo khẩu trang, khử khuẩn và khai báo y tế.

Để ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của dịch bệnh vào địa bàn, UBND tỉnh đã thiết lập các chốt kiểm dịch ở các cửa ngõ vào tỉnh. Trên hành trình từ ngoại tỉnh về Kon Tum, nhất định phải dừng lại ở chốt kiểm dịch đèo Lò Xo (xã Đăk Man, huyện Đăk Glei) để khai báo y tế.

Trong tháng 6, tôi đã “bí mật” lên chốt kiểm dịch này vài ba lần, lần nào tôi cũng được chứng kiến những tờ khai y tế được điền qua quýt, gần như chỉ là khai để qua chốt. Và các nhân viên trực không kiểm tra các thông tin cần thiết trên tờ khai có đúng hay không. Nghĩa là, mức độ trung thực của tờ khai phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức tự giác của mỗi người.

Càng ngạc nhiên hơn khi thấy có rất nhiều trường hợp không cần phải xuất trình chứng minh thư nhân dân khi nộp tờ khai y tế. Có lẽ là do nửa đêm, các nhân viên trực đã hết sức mệt mỏi nên việc thực thi công vụ có phần lơi lỏng chăng?

Gần đây nhất, nửa đêm 21/6, những xe khách từ ngoài tỉnh đến đều được yêu cầu dừng lại tại chốt để hành khách khai báo y tế. Nhưng tất cả đều không theo một quy trình nào cả. Hành khách xuống xe, nửa tỉnh nửa mơ dồn lại khu vực khai báo y tế, được cấp tờ khai và tự do tìm chỗ ngồi để điền các thông tin.

Tôi lẫn vào trong số hành khách ấy, nhận tờ khai và hí hoáy viết. Trên tờ khai, việc tôi đánh dấu vào ô "có" hay "không" thật sự chỉ là tự giác; số điện thoại có thể đăng ký một số mà tôi không dùng; các thông tin như “nơi xuất phát”, “nơi đến”, “nơi ở”…, tôi cũng có thể khai một nơi tuỳ ý.

Trước khi nộp tờ khai y tế, tôi đã chuẩn bị sẵn chứng minh thư nhân dân để đối chiếu thông tin nhân thân, nhưng nhân viên y tế chỉ thu tờ khai rồi... quay đi. Những người khác cũng thế.

Khai báo y tế ở chốt kiểm dịch đèo Lò Xo (xã Đăk Man, huyện Đăk Glei). Ảnh: HL

 

Vậy đâu là căn cứ để chứng minh, những thông tin được khai là trung thực? Liệu trong hàng chục tờ khai lúc này có bao nhiêu tờ mang thông tin gian dối? Tôi tự hỏi. Và câu trả lời đang bỏ ngỏ.

Thực tế ở nhiều địa phương trong cả nước đã cho thấy, chỉ vài trường hợp không tuân thủ 5K đã khiến hệ thống phòng, chống dịch phải kích hoạt ở mức cao nhất. Cả hệ thống chính trị, các lực lượng chức năng và người dân lại phải gồng mình chống dịch.

Tất nhiên, nếu không có gì xảy ra, và mong rằng không có gì xảy ra, những bản khai y tế này sẽ được bỏ đi, như một tờ A4 bình thường. Nhưng  nếu có ca bệnh trong cộng đồng, tờ giấy A4 đó lại đóng vai trò quyết định trong việc truy vết, ngăn chặn bệnh dịch.

Một trong những bài học đầu tiên tôi được dạy khi ngồi ở giảng đường Khoa Báo chí (Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội) , là sự khách quan. “Báo chí nói chung, cá nhân nhà báo nói riêng cần tránh tác động trực tiếp đến sự việc khách quan, từ đó lái theo ý của mình” – Tiến sĩ Vũ Quang Hào, một người thầy tài năng và đáng kính, luôn yêu cầu các sinh viên của mình.

Nhiều năm làm phóng viên, một trong những yêu cầu đầu tiên tôi đặt ra cho bản thân mình, và luôn chấp hành nghiêm túc, là luôn phản ánh khách quan, hạn chế đến mức tối đa việc lồng vào ý kiến, đánh giá, phê bình  hay đề xuất của cá nhân mình.

Sau khi đảm nhận công tác biên tập, tôi tiếp tục giữ quan điểm đảm bảo “diễn biến khách quan của sự việc”. Không ít tin, bài của phóng viên đưa ra các khuyến nghị trực tiếp, đại loại như “ngành chức năng phải làm ngay…” hay kèm theo lời bình “đây là một việc làm mang tính nhân văn sâu sắc…”, dù bản thân việc làm đó đã nói lên tính nhân văn, và tôi cố gắng tìm cách trung hòa các mệnh đề ấy.

Nhưng với bài viết này, tôi quyết định vi phạm nguyên tắc của mình, để kêu gọi trực tiếp rằng: Mọi người cần phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống Covid-19, nhất là thực hiện nghiêm thông điệp 5K, tạo thành thói quen trong việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay...

Chỉ cần tự giác thực hiện, với trách nhiệm công dân, ta cũng có thể góp sức kiềm chế dịch bệnh trên diện rộng. Ở chiều ngược lại, nếu còn những cá nhân xem thường dịch bệnh, thì hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất kỳ nơi nào.

Các địa phương, lực lượng chức năng cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm, tránh tạo nên “mầm họa dịch bệnh” và nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt. Không đeo khẩu trang, không khai báo y tế, hoặc khai báo không trung thực, kiểm soát không chặt chẽ…, với một vài người là “chuyện nhỏ”, nhưng có thể “thổi bay” đi thành trì được dựng nên bởi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng; bởi công sức, mồ hôi và cả nước mắt của bao người. Xin hãy nhớ rằng, “một lỗ thủng nhỏ có thể làm đắm thuyền to”.

 
Không ít người vẫn ''nói không với khẩu trang'' khi đi ngoài đường, dù ngành chức năng đã và đang xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ảnh: HL

 

Vì vậy, trong cuộc chiến này, mọi “lỗ thủng”, dù nhỏ, cũng cần phải được tìm ra và bịt kín.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by