• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Niềm vui trên tuyến đường ra trận năm xưa

22/03/2024 06:11

Trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt từ năm 1967- 1975, tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Kon Tum là trọng điểm đánh phá, ngăn chặn ác liệt của Mỹ- Ngụy. 49 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc- Nam thống nhất, tuyến đường dày đặc bom đạn năm xưa đã hoàn toàn hồi sinh và phát triển với những thôn làng trù phú và no ấm.

Là một trong 4 huyện biên giới của tỉnh Kon Tum, sau 9 năm thành lập, Ia H’Drai đã có những phát triển mạnh mẽ. Từng là vùng đất hoang vu mang đầy thương tích chiến tranh, nay Ia H’Drai đã bạt ngàn cây công nghiệp, cây ăn quả và trang trại chăn nuôi. Giao thông ở Ia H’Drai cũng đảm bảo thông suốt giữa các xã trong huyện, nối liền với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

Đến Ia H’Drai lập nghiệp với hai bàn tay trắng, nhờ dám nghĩ dám làm và chăm chỉ làm ăn, đến nay, chị Phan Thị Sương (thôn 1, xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai) đã có 6ha đất trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Chị Phan Thị Sương trong vườn cà phê trồng xen sầu riêng của gia đình. Ảnh: KĐ

 

“Đầu tiên lên đây ai cũng nói trồng cà phê là không có quả. Bước đầu gia đình mình trồng thử nghiệm 500 cây thôi. Trồng đến năm thứ 3, cây cà phê xanh tốt và cho nhiều quả, gia đình trồng dần, nay được  2.500 cây. Bên cạnh đó, đất đai ở đây cũng hợp với cây ăn quả, nhất là mít, sầu riêng, cam, bưởi. Đến bây giờ thì gia đình mình xác định gắn bó với đất này rồi”- chị Phan Thị Sương khẳng định.

Dù được thành lập chưa lâu, song nhiều lĩnh vực sản xuất ở huyện Ia H’Drai đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với khoảng 25.000ha cao su đang kinh doanh khai thác mủ, huyện còn có diện tích chuối xuất khẩu và nghề nuôi cá nước ngọt quy mô lớn nhất tỉnh.

Ba năm qua tỷ lệ giảm nghèo mỗi năm của huyện Ia H’Drai đạt trung bình trên 19%, hiện tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 8%. Ông Võ Anh Tuấn- Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai cho biết, huyện đang hướng tới mục tiêu đến cuối năm 2025 huyện cơ bản đạt các tiêu chí về nông thôn mới.

“Năm 2024, chúng tôi nỗ lực xây dựng xã Ia Tơi về đích nông thôn mới; xã Ia Dom đạt các tiêu chí về nông thôn mới nâng cao; xã Ia Đal củng cố vững chắc hơn các tiêu chí đã đạt được. Về việc địa phương về đích nông thôn mới, người dân trên địa bàn huyện có sự đồng thuận rất cao gần như 100%”- ông Võ Anh Tuấn cho biết.

Trong những ngày tháng 3 lịch sử, hai bên tuyến đường Trường Sơn đoạn qua tỉnh Kon Tum, dù đang trong cao điểm mùa khô vẫn xanh tươi cây công nghiệp, cây ăn quả.

Thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi hôm nay. Ảnh: K.Đ

 

Điểm nối Đông- Tây Trường Sơn có đường 18A, 18B sang tỉnh Attapư (Lào) từng là trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ-Ngụy, nay là thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, với vóc dáng một thị xã vùng biên.

Từ thị trấn Plei Kần đi thêm khoảng 18km nữa về hướng Tây là tới cửa khẩu quốc tế Bờ Y, cánh cửa giao thương rộng mở với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma.

Ông Huỳnh Quốc Trung- Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh cho biết, giao thương kinh tế tại đây đang ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng và lợi thế riêng có.

“Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng để tăng cường thu hút đầu tư vào hoạt động kinh doanh, thương mại biên giới, giao thương trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phối hợp với các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân và cư dân biên giới trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật. Đề xuất các giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng thương mại vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y nhằm phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa”- ông Huỳnh Quốc Trung thông tin.

Tính đến hết tháng 2/2024, trong 13 xã dọc theo tuyến biên giới quốc gia dài trên 292km giáp nước bạn Lào và Campuchia thuộc 4 huyện biên giới của tỉnh đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Những điểm sáng trong phát triển kinh tế- xã hội trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa đoạn qua tỉnh đang ngày càng dày hơn và niềm vui của ấm no, hạnh phúc cũng đang tiếp tục được nối dài.  

Khoa Điềm

   

Các tin khác

  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy
  • Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Trương Thị Linh thăm và trao nhà Đại đoàn kết tại xã Ngọc Linh
  • Sách, người bạn đồng hành học tập suốt đời
  • Họp Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Kon Tum lần thứ XIII
  • Tinh thần “thần tốc” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mong một phép màu cho người thợ xây gặp nạn
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Kết thúc hoạt động các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cấp huyện trước ngày 30/6
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật
  • Thành lập tổ công tác phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • 5/10 huyện, thành phố xếp loại Trung bình về chuyển đổi số năm 2024
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Đăk Glei: Xe tự lật một người chết và một người bị thương nặng
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by