• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tổ chức Festival sâm Ngọc Linh định kỳ    Tuyển dụng 166 chỉ tiêu công chức cấp tỉnh, cấp huyện năm 2023    Hội nghị giao ban khối Đảng và giao ban với các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy    Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI    Ban Tổ chức Trung ương giao ban trực tuyến quý III năm 2023   

Xã hội

Phòng ngừa đuối nước ở trẻ em: Cần sự chung tay toàn xã hội

23/06/2022 13:04

Những năm gần đây, tình trạng đuối nước ở trẻ em liên tục xảy ra, nhất là khi học sinh nghỉ hè. Các vụ đuối nước ở trẻ em thường dẫn đến những cái chết thương tâm, để lại nỗi đau xót cho gia đình và người thân của nạn nhân. Bởi vậy, phòng ngừa đuối nước nói chung, ở trẻ em nói riêng rất cần sự chung tay của toàn xã hội.

Theo Thượng tá Đặng Việt Dũng - Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an tỉnh, đặc thù địa bàn tỉnh ta có sông, suối, ao hồ nhiều, nên tình trạng đuối nước ở trẻ em thường xuyên xảy ra, cao điểm nhất là vào dịp các em học sinh nghỉ hè. Thêm vào đó là các công trình khai thác đá, quặng… khi đã ngừng khai thác mà không được san lấp đã trở thành những hố chứa nước mưa với độ sâu rất lớn, trở thành “cái bẫy” chết người.

Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 3 vụ đuối nước, trong đó có 1 vụ đuối nước là trẻ em, so với năm 2021 giảm 2 vụ (năm 2021 có 3 vụ đuối nước trẻ em, làm 5 người chết). Ngược thời gian các năm 2020, 2019, 2018… thì số vụ việc đuối nước trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm hàng chục vụ. Có thể nói đây là một tín hiệu rất đáng mừng trong công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em ở tỉnh.

Thượng tá Đặng Việt Dũng cho biết: Tuy số vụ đuối nước ở trẻ em thống kê được trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm, nhưng thực tế thì số vụ đuối nước ở trẻ em có thể còn cao hơn, vì một số trường hợp tai nạn do đuối nước người thân và gia đình không báo với cơ quan chức năng nên không thống kê được. Tuy số vụ giảm nhiều, nhưng phương châm “phòng hơn chữa” vẫn không bao giờ thừa. Bởi nguy cơ đuối nước ở trẻ em có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu thiếu sự quan tâm của gia đình và sự chung tay của toàn xã hội.

Để phòng ngừa và hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn do đuối nước xảy ra ở trẻ em, các cấp chính quyền, nhất là chính quyền ở cơ sở, các ngành chức năng tổ chức đoàn thể như Công an, Đoàn Thanh niên, Hội LHPN, nhà trường… cần phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em đến các trường học và cộng đồng dân cư với hình thức phù hợp với từng địa bàn cụ thể như thành phố, nông thôn, vùng sâu, vùng xa…; sử dụng công nghệ số, đẩy mạnh truyền thông qua mạng xã hội như zalo, facebook, youtube…, kết hợp với nhà mạng viễn thông tuyên truyền qua tin nhắn với nội dung ngắn gọn, tạo sự lan tỏa. Thông qua các hội nghị, chương trình tọa đàm để lồng ghép tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tai nạn đuối nước, thương tích ở trẻ em.

Cần cho trẻ học bơi và rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra đuối nước. Ảnh: Văn Phương

 

Gia đình và nhà trường cần dạy cho trẻ em biết được mối nguy hiểm của đuối nước, không cho trẻ chơi đùa, nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố; không được đi tắm, bơi ngoài sông suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm. Các cơ quan chức năng cần có các biển cảnh báo, biển cấm và các giải pháp để bảo đảm an toàn như làm rào chắn, chặn lối vào các khu vực dễ xảy ra đuối nước như sông, suối, ao, hồ, hố sâu, thác nước, nơi dễ bị trượt, ngã nguy hiểm. Nhà trường cần phối hợp với gia đình tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng bơi cho trẻ em, trang bị cho trẻ em những kiến thức cần thiết để tự cứu mình khi bị rơi xuống nước. Phụ huynh học sinh cần trang bị cho mình về kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực, lấy dị vật đường thở… để có thể sơ cứu người bị đuối nước.

Thượng tá Đặng Việt Dũng chia sẻ thêm: Ngoài các biện pháp nói trên, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH còn chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng nội dung, chương trình, hướng dẫn dạy bơi, cứu nạn cứu hộ và kỹ năng sơ cấp cứu đuối nước cho lực lượng Công an phụ trách địa bàn cơ sở, đặc biệt là cho Công an cấp xã và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở để tham gia cứu nạn đuối nước khi có yêu cầu; tổ chức dạy bơi cho trẻ em trên địa bàn mình quản lý.

Để hạn chế những vụ đuối nước thương tâm và bảo vệ an toàn cho trẻ em, rất cần có sự chung tay của toàn xã hội.

Dương Đức Nhuận

   

Các tin khác

  • Khởi công xây dựng công trình dân vận năm 2023
  • Học sinh hút thuốc lá điện tử, hiểm họa khôn lường
  • Chủ động phòng, chống sốt xuất huyết
  • Để mỗi người dân là một “cột mốc sống”
  • Cần sửa chữa ngã ba đường Yết Kiêu- Đào Duy Từ
  • Đổi giấy phép lái xe giấy sang thẻ PET để tích hợp VNeID
  • Trao tặng 200 cặp lồng cơm cho học sinh Trường Mẫu giáo xã Ngọc Wang
  • Đời sống người Rơ Măm khởi sắc
  • Phát huy vai trò người uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động
  • Chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khởi công xây dựng công trình dân vận năm 2023
  • 2 trường hợp bị phạt “kịch khung” vì vi phạm nồng độ cồn
  • Kiên quyết đấu tranh, xoá bỏ về phương diện tổ chức đối với “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”
  • Học sinh hút thuốc lá điện tử, hiểm họa khôn lường
  • Cần xem xét tính nghiêm minh của một bản án
  • Chủ động phòng, chống sốt xuất huyết
  • Để mỗi người dân là một “cột mốc sống”
  • Người giữ nghề đan ở làng Lê Văng

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Người giữ nghề đan ở làng Lê Văng
  • “Lộc rừng”- Ngũ vị tử
  • Chùm ảnh: Điểm đến du lịch huyện Đăk Glei
  • Gìn giữ văn hóa truyền thống

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo món lá mì của người Gié - Triêng
  • Không chỉ nổi bật với những làn điệu cồng chiêng, trang phục thổ cẩm có nhiều nét riêng, mà người Gié - Triêng (huyện Đăk Glei) còn có ẩm thực hết sức độc đáo, đậm đà hương vị được chế biến từ lá mì. Món ăn dân dã này luôn có sức hấp dẫn, có thể làm say mê với bất kỳ thực khách nào khi có dịp thưởng thức.
  • Đặc sắc văn hóa truyền thống của người Brâu
  • A Par - nghệ nhân đa tài
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by