• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm và làm việc với Đảng ủy xã Ia Dom    Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 8    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm mô hình trồng mắc ca và Dự án CT thủy lợi Đăk PoKei tại Kon Rẫy    Tưng bừng khai giảng năm học mới 2023-2024   

Xã hội

Quan tâm xem xét ý kiến của người dân thôn 1, xã Tân Cảnh

14/07/2022 06:04

Người dân ở xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô) cảm thấy lo lắng, bất an không dám sử dụng nước giếng để ăn uống, sinh hoạt bởi bãi rác huyện Đăk Tô nằm ở đầu nguồn của mạch nước ngầm. Ngoài ra, việc huyện Đăk Tô tiếp tục quy hoạch nghĩa trang huyện gần khu vực bãi rác càng làm cho người dân thêm lo.

 
Người dân lo lắng bãi rác sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Ảnh: PN

 

Vừa qua, phóng viên Báo Kon Tum nhận được phản ánh của người dân với tâm trạng lo lắng về việc bãi rác Đăk Tô được bố trí ngay đầu nguồn nước sạch sinh hoạt của người dân. Theo người dân, điều khiến họ lo ngại bởi hầu hết bà con ở thôn 1 (xã Tân Cảnh) đều sử dụng giếng khoan là nước sinh hoạt mà bãi rác lại nằm ngay đầu nguồn của mạch nước ngầm, nếu không xử lý đúng quy trình, đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường thì sẽ ảnh hưởng đến mạch nước ngầm. Lo ngại sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt nên nhiều hộ dân hiện giờ không sử dụng nước giếng khoan để nấu nướng mà chỉ dùng nguồn nước này để giặt giũ, tắm rửa.

Bà NT.T. (xin được giấu tên) trú tại thôn 1 (xã Tân Cảnh) năm nay hơn 70 tuổi cho biết, trước đây, gia đình bà và người dân ở thôn 1 chủ yếu dùng nguồn nước từ giếng đào, giếng khoan để phục ăn uống, sinh hoạt, nhưng gần 2 năm nay, kể từ khi bãi rác đi vào hoạt động thì gia đình bà cùng nhiều hộ dân khác không dám dùng nước giếng khoan để nấu nướng, ăn uống. Bà và các hộ gia đình phải mua nước bình để nấu ăn, đun nước uống. Bởi bà T. và người dân đều tỏ ra lo lắng về việc bãi rác nằm trên đầu nguồn của mạch nước ngầm sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án bãi xử lý rác thải huyện Đăk Tô đã được UBND tỉnh cho chủ trương xây dựng theo Quyết định số 582/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 và Quyết định số 854/QĐ-UBND ngày 30/8/2017; phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 9/5/2019 của UBND tỉnh Kon Tum với tổng mức đầu tư gần 22 tỷ đồng. Bãi rác với quy mô 58.713m3 rác, xây dựng khu xử lý nước rỉ rác với công suất 30m3/ngày đêm, đạt chuẩn xử lý loại A, diện tích sử dụng đất là 5,3ha và thời hạn sử dụng công trình 11 năm.

Mục tiêu của dự án là nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đăk Tô, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm thứ cấp và các vấn đề môi trường.

Bãi rác xử lý rác thải huyện Đăk Tô được đưa vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2020, được xây dựng với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (san gạt, chôn lấp, xử lý bằng hóa chất). Hiện nay, trung bình bãi rác tiếp nhận và xử lý khoảng 23 tấn rác/ngày đêm (rác thải sinh hoạt của thị trấn Đăk Tô và một số thôn của các xã Diên Bình, Tân Cảnh, Kon Đào). Nước rỉ rác tại hố chôn lấp được thu toàn bộ và dẫn về xử lý tại khu xử lý nước rỉ rác với công suất 30m3/ngày.đêm, đạt chuẩn xử lý loại A trước khi được dẫn ra bể sinh học, sau đó thải ra nguồn tiếp nhận là suối tại khu vực thôn 1, xã Tân Cảnh.

Theo UBND huyện Đăk Tô, trước khi triển khai dự án, huyện đã công khai thông tin quy hoạch vị trí bãi xử lý rác thải huyện Đăk Tô đến nhân dân trong khu vực. Và trước khi thực hiện dự án UBND huyện đã thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 16/8/2017. Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đã có ý kiến tham vấn cộng đồng của nhân dân và chính quyền xã Tân Cảnh.

Cũng theo UBND huyện Đăk Tô, trong 2 năm 2020 - 2021, UBND huyện Đăk Tô đã thực hiện lấy mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm xung quanh khu vực bãi xử lý rác theo kế hoạch quan trắc môi trường của huyện Đăk Tô (lấy 1 mẫu vị trí không khí tại khu vực bãi rác, 1 mẫu nước mặt khu vực suối Hải Đường và 1 mẫu nước ngầm khu vực hộ dân sinh sống khu vực thôn 1) để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường. Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường đều nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, cuối năm trước, qua các đợt mưa lớn, rác thải ở bãi rác thôn 1 xã Tân Cảnh đã chảy tràn ra sông, suối gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù, sau khi có ý kiến của người dân, UBND huyện Đăk Tô đã chỉ đạo Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị huyện thu gom, khắc phục nhưng chính điều đó người dân thôn 1 lại càng thấy lo lắng.

Lo lắng về bãi rác chưa xong, người dân thôn 1 xã Tân Cảnh lại càng thêm lo khi Nghĩa trang huyện Đăk Tô tiếp tục được quy hoạch xây dựng tại thôn 1, cách khu vực bãi rác không xa. Người dân thôn 1 mong muốn và đề nghị huyện cần xem xét di chuyển bãi rác và nghiên cứu địa điểm xây dựng nghĩa trang huyện ở vị trí khác để người dân giảm bớt nỗi lo và không ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt.       

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Khởi công xây dựng nhà cho đồng bào DTTS có đất bị thu hồi
  • Đăk Tô: Hiệu quả từ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”
  • Sa Thầy nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS
  • Cần sớm đầu tư xây dựng các tuyến đường trên địa bàn phường Thắng Lợi
  • Lan tỏa phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi
  • Kon Rẫy: Không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục
  • Đăk Tô: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS
  • Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục
  • “Ba bám, bốn cùng” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Dấu ấn một nhiệm kỳ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khởi công xây dựng nhà cho đồng bào DTTS có đất bị thu hồi
  • Đăk Tô: Hiệu quả từ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”
  • Phát huy hiệu quả công tác thông tin đối ngoại
  • Sa Thầy nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS
  • Ra mắt Câu lạc bộ Maraton Kon Tum
  • Cần sớm đầu tư xây dựng các tuyến đường trên địa bàn phường Thắng Lợi
  • [INFOGRAPHIC] Xây dựng Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống
  • Nhớ sao cơm trắng muối mè!

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao
  • Chùm ảnh: Chăm lo đời sống cho người dân vùng biên giới
  • Chùm ảnh: Lễ cưới truyền thống của người Gié Triêng
  • Vựa sầu riêng ở Hơ Moong

Đất & Người Kon Tum

  • A Par - nghệ nhân đa tài
  • Nghệ nhân A Par (sinh năm 1969, làng Kon Xơ Mlũh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) nổi tiếng bởi có đôi tay tài hoa. Ông có thể chỉnh chiêng, đan lát, làm các nhạc cụ từ tre, nứa và rèn nhiều dụng cụ phục vụ sản xuất của bà con trong vùng.
  • Nghệ nhân ưu tú nỗ lực truyền dạy cồng chiêng
  • Đưa thanh âm đại ngàn đi xa
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by