• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Quyền lên tiếng của phụ nữ

29/03/2024 13:04

Chỉ khi nào rút ngắn được khoảng cách việc làm và thu nhập giữa nam giới và nữ giới thì chúng ta mới có thể hoàn thành mục tiêu đảm bảo quyền lên tiếng của phụ nữ.

Việc làm là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng để đạt được mục tiêu bình đẳng giới. Phụ nữ được tiếp cận và thành công trong việc làm của nền kinh tế hiện đại sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế, cải thiện thu nhập và nâng cao quyền tự chủ cũng như tiếng nói để giữ vai trò tích cực hơn trong đời sống cá nhân và cộng đồng.

Trên thực tế, vấn đề việc làm cho lao động nữ đã có nhiều cải thiện trong những năm gần đây. Chênh lệch tiền lương theo giới ngày càng rút ngắn; chênh lệch trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ ở mức thấp, trong khi tỷ lệ lao động nữ có việc làm khá cao.

Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh, đến cuối năm 2023, tỉnh ta có 405.334 người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 200.478 nữ, chiếm 49,46%. Lực lượng lao động là 333.428 người, trong đó có 160.979 lao động nữ, chiếm 48,28%.

Phụ nữ mất nhiều thời gian và sức lực cho việc nhà. Ảnh: HL

 

Việc làm cho lao động nữ rất đa dạng. Họ có thể tham gia ở hầu hết các công việc trong đời sống xã hội, tập trung ở các lĩnh vực hành chính sự nghiệp, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Nếu mở rộng định nghĩa “làm việc” để tính cả những người phải làm việc nhà, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ sẽ cao hơn nam. Bởi không chỉ trong độ tuổi lao động chính, mà gần như còn “làm việc” được thì phụ nữ đều sẽ làm việc nhà không được trả lương.

Tuy nhiên, có những rào cản vẫn chưa được tháo gỡ trên hành trình tìm việc làm của phụ nữ. Đó có thể là sự phân chia giới trong nghề nghiệp; gánh nặng của công việc chăm sóc gia đình không được trả lương.

Đó có thể là sự phân biệt đối xử với phụ nữ tại môi trường làm việc; là các quy định pháp luật về lao động và việc làm có liên quan đến phụ nữ đã hạn chế lựa chọn nghề nghiệp của lao động nữ.

Chưa nói đến thực trạng phụ nữ người DTTS chịu nhiều thiệt thòi hơn trong tìm kiếm việc làm, do vừa chịu khác biệt giới, vừa chịu sự chênh lệch về học vấn, trình độ. 

Đặc biệt, chuẩn mực xã hội hiện nay vẫn coi “việc nhà” là của phụ nữ. Việc phải dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình hơn đã làm giảm thời gian kiếm việc làm ngoài xã hội, cũng như sự chuyên tâm làm việc của phụ nữ.

Theo số liệu vừa công bố tháng 5/2023 của Tổ chức World Bank Vietnam, hầu hết nữ giới phải dành thời gian hằng ngày cho công việc nhà, tỉ lệ này ở nam giới chỉ là 55%. Hơn 20% nam giới thậm chí không hề dành chút thời gian nào cho việc nhà; gần 1/3 phụ nữ ở Việt Nam không có thời gian giải trí trong ngày.

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghệ, đi cùng là sự phát triển của các ngành kinh tế tri thức, cũng gây khó khăn cho phụ nữ trong tìm kiếm cơ hội việc làm. Bởi thực tế cho thấy, phụ nữ ít theo học các ngành khoa học - công nghệ - kỹ thuật hơn so với nam giới.

Có thể nói, khi một người phụ nữ được tiếp cận và có việc làm sẽ cải thiện thu nhập và nâng cao quyền tự chủ cũng như quyền lên tiếng trong đời sống cá nhân và cộng đồng.

Nhưng cũng người phụ nữ ấy, nếu không có việc làm, hay đúng hơn là không có thu nhập từ việc làm, mà chỉ quanh quẩn ở nhà làm việc không lương, phụ thuộc vào chồng, thì  sẽ không có quyền lên tiếng. Và như vậy, bất bình đẳng giới sẽ trở nên nghiêm trọng.

Cần thúc đẩy các cơ hội tiếp cận việc làm cho phụ nữ. Ảnh: H.L

 

Dự án 8 thuộc chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: 2021-2025 có nội dung “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng”. Đây thực sự là cơ hội để nâng cao quyền lên tiếng của phụ nữ.

Tuy nhiên, để thực sự đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ, cần có sự cải cách rõ rệt về chính sách.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, trong các luật liên quan cần được bổ sung điều khoản khuyến khích nam giới chia sẻ gánh nặng “việc nhà”. Mặc dù sự thay đổi chuẩn mực lâu đời là khó khăn và đòi hỏi thời gian, nhưng các quy định pháp luật có thể làm được điều này.

Đi cùng đó là trao quyền cho phụ nữ để họ tự quyết về công việc. Bao gồm cho phép họ tự quyết định có làm việc thêm ngoài giờ hay không; tự lựa chọn thời gian nghỉ thai sản dựa trên nhu cầu; quyền rút ngắn thời gian nghỉ thai sản nếu muốn; phụ nữ mang thai là bên duy nhất được quyền quyết định tạm ngừng hợp đồng lao động.

Trang bị kỹ năng và bổ túc nghề nghiệp cho phụ nữ để mở rộng cơ hội việc làm cũng như để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động. Nhất là khuyến khích đa dạng lĩnh vực lao động, khai thác cơ hội từ các ngành truyền thống của nam giới và giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho các ngành nghề đòi hỏi tri thức và khả năng về công nghệ.

Thúc đẩy môi trường làm việc có phụ nữ nắm giữ các vị trí quản lý và cấp cao hơn. Nâng cao chất lượng việc làm hiện có dành cho phụ nữ trong các lĩnh vực nông nghiệp truyền thống và mô hình nông hộ.

Đây là một trong những nội dung mà tỉnh ta đã triển khai khá tốt trong thời gian qua. Các mô hình phụ nữ khởi nghiệp được khuyến khích và hỗ trợ; hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác có sự tham gia của phụ nữ được thành lập; hộ phụ nữ được hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao, từ đó tăng thu nhập.

Và thực tế đã chứng minh, khi phụ nữ có việc làm, có thu nhập, chủ động được cuộc sống của bản thân, họ sẽ có quyền lên tiếng.

Đó cũng là thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới.       

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy
  • Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Trương Thị Linh thăm và trao nhà Đại đoàn kết tại xã Ngọc Linh
  • Sách, người bạn đồng hành học tập suốt đời
  • Họp Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Kon Tum lần thứ XIII
  • Tinh thần “thần tốc” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mong một phép màu cho người thợ xây gặp nạn
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kết thúc hoạt động các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cấp huyện trước ngày 30/6
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật
  • Thành lập tổ công tác phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • 5/10 huyện, thành phố xếp loại Trung bình về chuyển đổi số năm 2024
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Đăk Glei: Xe tự lật một người chết và một người bị thương nặng
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy
  • Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Trương Thị Linh thăm và trao nhà Đại đoàn kết tại xã Ngọc Linh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by