• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025    Chương trình cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân tháng 5    Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh   

Xã hội

Quyết liệt hơn trong phân loại rác

20/09/2024 06:20

Kế hoạch số 3103/KH-UBND ngày 31/8/2024 của UBND tỉnh xác định đảm bảo lộ trình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (chậm nhất là ngày 31/12/2024). Điều này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các ngành liên quan và chính quyền địa phương.

Mục tiêu của Kế hoạch số 3103 là nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, từng bước hình thành thói quen và ý thức tự giác thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn ở từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng. Giảm khối lượng CTRSH phải xử lý theo phương án chôn lấp trực tiếp, qua đó tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý. Đồng thời tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Từng bước kiện toàn lại hệ thống, mạng lưới thu gom, vận chuyển CTRSH đáp ứng các yêu cầu trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý, tái chế CTRSH đã được phân loại tại nguồn theo quy định.

Sẽ rất khó thực hiện phân loại rác thải tại nhà khi công nghệ thu gom, xử lý chưa được đổi mới. Ảnh: H.L

 

Trên thực tế việc thí điểm phân loại rác tại nguồn được triển khai ở tỉnh ta cách đây hơn 10 năm tại 3 phường nội thành của thành phố Kon Tum là Quang Trung, Thắng Lợi, Duy Tân.

Tuy nhiên, mô hình thí điểm chỉ tồn tại không lâu rồi nhanh chóng rơi vào lãng quên. Việc phân loại rác tại nguồn chỉ còn là... ký ức của một số người dân còn mang cảm giác nuối tiếc về một mô hình dang dở.

Hiện nay, hầu hết hộ gia đình đều có chung một cách “ứng xử” với rác thải sinh hoạt. Đó là bỏ chung tất cả các loại rác thải, từ vô cơ, hữu cơ đến rác thải y tế (bông gạc, khẩu trang…) vào một bì nilon, hoặc túi, sau đó bỏ vào các thùng rác cỡ lớn.

Ngay cả đơn vị chuyên làm nhiệm vụ thu gom, xử lý rác cũng còn cách xử lý cũ với CTRSH. Đó là dù được phân loại hay chưa, đều dồn lại một chỗ, đem đi đốt, chôn lấp, do chưa có phương tiện thu gom riêng đối với từng loại CTRSH.

Bởi vậy, đa số người dân thắc mắc rằng phân loại rác từ nhà làm gì, khi mà công nhân môi trường cũng gom chung vào một xe, đem lên bãi rác chôn lấp như các loại rác thải khác?

Và cho tới bây giờ, sẽ không quá khi nói rằng chỉ có… người mua phế liệu và cơ sở thu gom phế liệu mới “phân loại rác”. Tất nhiên, họ chỉ nhặt nhạnh những gì có thể bán lấy tiền, chứ không phải vì bảo vệ môi trường.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân kéo tụt Chỉ số thành phần Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trong xếp hạng Chỉ số Tăng trưởng xanh năm 2023 của tỉnh ta.

Theo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, VCCI, năm 2023 Chỉ số thành phần Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tỉnh ta đạt 4,44 điểm, xếp thứ 61/63 tỉnh thành phố, và đứng thứ 5 khu vực Tây Nguyên.

Đầu năm 2023, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở tỉnh ta đã được “luật hóa” tại Quy định về quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2023/QĐ-UBND ngày 4/4/2023 của UBND tỉnh.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng- Khoản 2, Điều 4, Quy định về quản lý chất thải mới được ban hành kèm theo Quyết định số 13/2023/QĐ-UBND nêu rõ.

Nhưng sau một năm, Quy định này vẫn chưa đi vào thực tế đời sống. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế; chế tài xử lý vi phạm chưa được thực thi nghiêm.

Cần quyết tâm hơn trong thực hiện phân loại rác thải tại nhà. Ảnh: HL

 

Đi cùng đó, khâu đầu tư xây dựng một hệ thống thu gom, xử lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu phân loại rác từ nguồn chưa được chính quyền và đơn vị thu gom, xử lý rác thải chú trọng.

Ngày 31/8/2024, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 3103/KH-UBND về triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, xác định quyết tâm đảm bảo lộ trình thực hiện phân loại CTRSH theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (chậm nhất là ngày 31/12/2024).

Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các ngành, đơn vị liên quan và chính quyền địa phương.

Trước hết, từ nay đến ngày 31/12/2024, mỗi huyện, thành phố phải xây dựng được 1 mô hình thí điểm về phân loại CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân tại những khu vực có đủ điều kiện về hạ tầng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.

Triển khai đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý CTRSH; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý CTRSH.

Ban hành quy trình kỹ thuật và hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH hộ gia đình, cá nhân theo khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại theo quy định.

Các tổ chức, cá nhân tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH có kế hoạch chuyển đổi từ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH hỗn hợp sang thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH sau phân loại.

Xây dựng lộ trình, kế hoạch đầu tư phương tiện, trang thiết bị, công nghệ phù hợp. Tiếp nhận đúng loại CTRSH đã được phân loại, tránh trường hợp CTRSH sau khi phân loại xong không được xử lý triệt để.

Tất nhiên, để triển khai phân loại rác tại nguồn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân. Kinh nghiệm của các đô thị khác cho thấy, không có nơi nào thành công trong quản lý chất thải sinh hoạt nếu không có sự tham gia của cộng đồng dân cư, đặc biệt là ý thức của mỗi người dân.

Vì thế, việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng càng phải được chú trọng, mang tính liên tục và lâu dài, trong đó, phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể, như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống chính trị phải tiên phong, gương mẫu thực hiện. Đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, công dân nơi cư trú cùng thực hiện, hình thành ý thức tự giác tiến hành phân loại CTRSH tại nhà. 

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025
  • Chương trình “Tuổi trẻ Kon Tum – Hành trình tình nguyện theo dấu chân Bác”
  • HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • [INFOGRAPHIC] Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
  • Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Vụ rừng bị phá ở huyện Ia H’Drai: Tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by