• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Rì rầm đầu năm

26/02/2021 13:22

Sáng mùng 10 tháng Giêng, tức ngày 21/2, anh bạn là chủ 2 nhà máy gạch nhắn tin mời dự ra quân sản xuất đầu năm. Khi đến, vui lòng đeo khẩu trang- tin nhắn của anh có đoạn.

Dù có băn khoăn, vì việc anh tổ chức ra quân đầu năm khi tình hình dịch bệnh Covid- 19 đang có diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành phố, nhưng là chỗ quen thân, tôi bấm bụng đến dự đúng giờ. Trong đầu trù tính, chỉ có mặt ít phút, cố gắng giữ khoảng cách, sau đó lặng lẽ… rút êm.

Nhưng không giống như tôi nghĩ, lễ ra quân, hay đúng hơn, nên gọi là gặp mặt đầu năm được anh tổ chức gọn nhẹ hết mức có thể, với số người dự không quá 10. Trong đó, trừ anh, tôi, 2 người bạn khác, còn có đại diện các tổ công nhân đến từ 2 nhà máy. Mọi người đến đeo khẩu trang; được đo thân nhiệt và sát khuẩn tay trước khi vào phòng họp.

Nội dung buổi gặp mặt ngắn gọn, với “tiết mục chính” là tặng quà đầu năm cho các tổ công nhân. “Đây là thông lệ đầu Xuân, được duy trì nhiều năm qua, từ khi nhà máy đi vào hoạt động đến nay, cũng là để động viên mọi người nỗ lực hơn nữa trong lao động sản xuất”- anh bạn giải thích.

Mọi người rì rầm chuyện trò. Khác hẳn không khí ra quân đầu Xuân những năm trước. Trong tiếng rì rầm ấy, tôi thấy sự hứng khởi vì trong năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng doanh nghiệp vẫn trụ được, công nhân vẫn có việc làm; nỗi lo lắng khi dịch bệnh Covid- 19 vẫn diễn biến phức tạp, chuỗi cung cầu đứt gãy, sản phẩm làm ra tồn đọng, doanh nghiệp không thu hồi được vốn…

Nhìn vẻ phờ phạc của gia chủ tôi hiểu, anh đang bị bao nỗi lo toan bủa vây khi mà "cú đánh bồi" từ Covid- 19 giáng xuống "cơ thể" doanh nghiệp đang mệt mỏi, mới kịp thở một hơi ngắn, chưa thể hồi sức sau làn sóng Covid lần thứ nhất và thứ hai đi qua. 

Đặc biệt, khi làn sóng Covid- 19 thứ nhất ập tới, anh gần như bị mất phương hướng. Công ty sản xuất vật liệu xây dựng của anh đi vào hoạt động cầm chừng vì không có đầu ra, gần như co lại càng nhỏ càng tốt, cố gắng tự bảo vệ mình. Mọi ý định về sản xuất kinh doanh dừng lại, thu hồi nguồn vốn.

Nhưng trong khó khăn chồng chất, doanh nghiệp của anh bạn tôi vẫn nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất, dù chỉ còn ½ công suất. "Hàng vẫn không xuất đi được, tồn hàng chục triệu viên, trong khi giá bán đã giảm tới 1/3, thậm chí gần ½, nhưng tôi không được phép dừng lại- anh chia sẻ.

Lý do để anh duy trì sản xuất là vì "đời sống hàng trăm công nhân, trong đó chủ yếu là đồng bào DTTS ở các làng xung quanh sẽ ra sao nếu không còn việc làm, không còn thu nhập"? Anh tin bất cứ ai cũng nghĩ và làm như vậy.

Tất nhiên, sự nỗ lực ấy của anh cũng chỉ được anh em công nhân rì rầm truyền tai nhau, cùng những lời cảm ơn chân thành nhất. Chứ không phải bằng những chuyện kể  ồn ào, những lời tung hô náo nhiệt.

Và buổi gặp mặt đầu năm “khiêm tốn” này- như cách nói của anh- cũng là một cách để anh chứng minh cho các gia đình công nhân rằng, anh vẫn đang nỗ lực đảm bảo công ăn việc làm cho họ. Rằng, miếng cơm manh áo hàng ngày của họ vẫn sẽ được bảo đảm.

Xung quanh tôi vẫn là những tiếng rì rầm trò chuyện. Đã có thêm niềm hy vọng bước vào năm mới, tình hình sẽ được cải thiện, Trung ương, địa phương và các ngành sẽ có những chính sách hỗ trợ kịp thời và hiệu quả để doanh nghiệp và người dân vượt khó.

Giữa dịch bệnh Covid- 19, các doanh nghiệp vẫn nỗ lực trong thầm lặng duy trì việc làm cho người lao động. Ảnh: HL

 

Ngày mùng 6 Tết năm nay, tôi đón ngày làm việc đầu tiên của năm Tân Sửu cũng với những câu chuyện rì rầm như thế!

Dậy sớm, ăn sáng ở nhà và xuống cơ quan, tôi háo hức chờ đón không khí tưng bừng đầu năm. Nhưng không, mọi người đón nhau bằng những câu hỏi thân tình, thay vì ồn ào, tay bắt mặt mừng.

Tết này anh có đi chơi đâu không? Em chẳng đi đâu. Chú em đồng nghiệp cười cười (tôi đoán thế, vì bịt kín khẩu trang, chỉ thấy cặp mắt nheo nheo hóm hỉnh), rủ rỉ hỏi. Cái kiểu cười như giải thích: Anh biết đấy, lẽ ra phải ôm chầm lấy nhau, hoặc chí ít cũng vỗ vai hay nắm tay lắc lắc, rung rung. Phòng dịch bệnh mà.

Anh cũng vậy, chấp hành nghiêm túc, chỉ ở nhà, không đi đâu cả- tôi cũng cười (tất nhiên là qua lớp khẩu trang, và tin rằng cậu ấy biết tôi đang cười).

Xung quanh chúng tôi là những tiếng thăm hỏi rì rầm. Xin được nhắc lại, đúng với nghĩa của từ "rì rầm", tức không phải là âm thanh lớn, mà trầm thấp và chậm rãi, điềm tĩnh và hòa nhã. Nó không phải là “oang oang chào hỏi nhau” hay “tay bắt mặt mừng” như mặc định trong nếp nghĩ về gặp mặt đầu Xuân.

Và rộng ra, không chỉ ở cơ quan tôi mới có những câu chuyện rì rầm đầu năm. Mọi năm, sáng đi làm đầu năm, màn hình điện thoại nhấp nháy liên tục. Bạn bè gần xa hào hứng chia sẻ hình ảnh ngày đi làm đầu tiên. Chộn rộn lắm, náo nức lắm. Tất nhiên, bên cạnh sự chộn rộn, náo nức ấy vẫn thấy rõ sự chỉn chu, nghiêm túc trong công việc, với đồng phục chỉnh tề, với tất bật sổ sách, giấy tờ.

Tôi nhớ những ngày Tết. Dù vẫn vui đấy, nhưng không còn những tốp năm tốp ba trên đường, nói chuyện ồn ào. Không còn những đoàn người, xe kéo nhau đi chúc tết, hết nhà này đến nhà khác. Không tụ tập đông người thì tất nhiên sẽ có không khí yên tĩnh và những câu chuyện rì rầm.

Mọi người quen dần với những lời hỏi thăm nhau nhẹ nhàng. Nhỏ nhẹ, rì rầm thôi, nhưng không kém phần thân tình. Thời buổi khó khăn, mỗi người phải cảm thấy có trách nhiệm hơn với mình, với gia đình và mọi người xung quanh.

Những câu chuyện rì rầm, hay đúng hơn là cuộc sống với muôn vàn câu chuyện được kể, được nói với một cách rì rầm lại có sức mạnh của riêng nó, mà việc “khua chiêng gõ trống ồn ào, náo nhiệt” không thể có được. Ít nhất là trong giai đoạn này, khi mà công tác phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 đang được triển khai quyết liệt, thì rì rầm- thay cho ồn ào, náo nhiệt- có ý nghĩa lắm chứ.

Tôi không biết, sẽ có bao nhiêu người đồng ý với mình. Nhưng tôi sẽ tiếp tục “rì rầm” trong những ngày tiếp theo.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by