• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Xã hội

Rượu vui, rượu buồn

23/08/2020 13:04

“Rượu…mà cũng vui cũng buồn ư?”. Cậu bạn đang cười hè hè, bỗng im bặt, ra chiều nghĩ ngợi. Quả có vậy, với rượu, vui hay buồn, đều do con người tạo ra.

Chúng tôi có dịp về thăm huyện vùng cao Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) có nhiều nét tương đồng với Kon Plông của Kon Tum. Ở Dinh Vua Mèo - một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua, biết bao điều thú vị đã lưu lại. Song, gây ấn tượng với tôi hơn cả là căn nhà nhỏ, đơn sơ, nằm ở phía sau dinh thự cổ độc đáo. Nơi này không chỉ bày bán một số nông sản truyền thống của đồng bào các DTTS địa phương, mà còn có hẳn một lò nấu rượu truyền thống của người H’Mông bản Phố được giới thiệu.

Nghe bà Lò Thị Giả (chủ nhân của lò rượu) tận tình chia sẻ, mới hay, rượu trắng bản Phố là sản phẩm nổi tiếng, có “thương hiệu” lâu đời ở vùng cao Bắc Hà được nấu bằng hạt ngô (bắp) cùng loại men “bí truyền” làm từ một loại hoa của núi rừng có tên là hồng my. Người ta lấy bông hồng my giã nhuyễn, làm thành thứ men vô cùng đặc biệt trộn với hạt ngô xay nấu chín, chưng cất bằng bếp lò với chiếc chảo gang lớn và qua chiếc thùng gỗ có cấu tạo cũng rất đặc trưng, cho ra thứ tinh chất làm ngây ngất cảm giác. Nấu rượu ngô là nghề truyền thống của đồng bào các DTTS phía Bắc, song rượu ngô được nấu bằng chính nước giếng ở bản Phố thì lại thành “đặc sản”, không lẫn với bất kỳ nơi nào.

Bên cốc rượu ngô thơm nồng được múc ra bằng chiếc thìa nứa xinh xinh lạ mắt, hôm ấy, chúng tôi cũng đã chia sẻ với vợ chồng người phụ nữ H’Mông hồn hậu và mến khách về rượu ghè truyền thống ở Kon Tum của mình. Rượu ghè của người Ba Na được ủ bằng củ mì, hạt bo bo, hay nếp than… với một loại men độc đáo, rất riêng từ lá cây (long Hyam) đều cay thơm, nồng đượm. Rượu ghè dùng uống bình thường, phổ biến trong mỗi gia đình, cộng đồng và mang đến niềm vui trong các hội mừng, lễ lạt.

Ấy là rượu vui.

Uống rượu ghè. Ảnh: X.B

 

Rượu vui thết đãi khách khứa. Rượu vui chuyện trò xóm giềng. Rượu vui hiếu khách bạn bè. Rượu vui cộng đồng sự kiện… Góp phần làm nên ẩm thực độc đáo của đồng bào các DTTS anh em, không thể không kể đến vị nồng  thức uống “gia truyền” đậm đà bản sắc.

Tuy vậy, đã có rượu vui, hẳn không tránh khỏi…rượu buồn.

Đã từng đi đến nhiều nơi, với chúng tôi, có lẽ không gì ngán ngẩm hơn khi bắt gặp ở đâu đó những “ma men” tự đánh mất mình, vì…rượu. Thật đáng buồn vì không phải chỉ là hi hữu ở một làng vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS: Trong khi hầu hết già trẻ gái trai đều tập trung đi rẫy ra ruộng, thì vẫn còn không ít người trai trẻ, khỏe mạnh, đến trưa trờ trưa trật vẫn còn nằm ở nhà vì “di chứng” của trận “chén chú chén anh” từ đêm hôm trước. Có khi, mặt trời đã lên cao mà nhiều người trong xóm vẫn say sưa bên cần rượu, bởi “lý do” đang “mừng” cho bất cứ một việc gì đó... “Nạp” vào rượu ghè nấu bằng mì goòn chưa đủ, họ còn “nhiệt tình” mua chịu thêm mấy chai rượu đế cay xè, trôi nổi, không rõ pha chế từ đâu. Ngả nghiêng chưa đủ, phải đến lúc nằm gục không biết trời biết đất, dường như họ mới ngừng “tua”.

Rượu buồn, buồn thật.

Chị bạn học của tôi vừa tiễn đưa người em về với đất. Hết giờ làm, đang nhẩn nha đi xe máy trên đường đón con tan học thì từ phía sau, một cú tông mạnh khiến chàng trai tức tưởi ra đi mà không kịp cấp cứu.

Ấy là bởi vì… rượu buồn. Rượu buồn mang lại niềm đau.

Chưa từng thống kê cụ thể, song có thể nhận thấy, tỷ lệ đáng kể trong số các vụ tai nạn giao thông, nhất là tử vong do tai nạn giao thông đều do người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu bia gây nên, để lại nỗi đau không gì bù đắp.

Chẳng riêng chính quyền địa phương, mà hẳn những người hàng xóm láng giềng cận kề đã là “nhân chứng” rõ nhất trong khu dân cư của mình, bao nhiêu gia đình đã rất lâu không thoát khỏi cảnh nghèo, vì “người trụ cột” tối ngày rượu chè bê tha, lười nhác lao động. Cả những gia cảnh từng có “bát để bát ăn” cũng trở nên khánh kiệt vì dính vào… rượu buồn.

Rượu buồn, hay rượu vui…

Cái điều tưởng thật giản đơn, song không phải ai cũng là người tự mình nhận biết.

Trở lại chuyện buồn gia đình chị bạn học của tôi. Ấy từ căn nguyên rượu buồn, buồn lắm… Lẽ nào cứ để sự vô tâm cướp đi tính mạng con người?!           

Thanh Như 

   

Các tin khác

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
  • Tri ân những người ngã xuống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by