• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Sa Thầy: Đảm bảo đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS

22/11/2024 13:01

Thời gian qua,UBND huyện Sa Thầy chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương của huyện đẩy mạnh triển khai các nội dung của Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Ông Nguyễn Đăng Bảo -Trưởng Phòng Dân tộc huyện Sa Thầy cho biết: Nhằm triển khai thực hiện Dự án 1, thời gian qua, Phòng Dân tộc huyện đã chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan rà soát, tổng hợp danh sách những hộ đồng bào DTTS là hộ nghèo, cận nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà tạm bợ và thiếu nước sinh hoạt để tham mưu UBND huyện ban hành các chương trình, đề án để triển khai.

Ngoài ra, Phòng Dân tộc huyện còn tập trung vận động, hạn chế tình trạng bà con DTTS chuyển nhượng, bán đất làm mất tư liệu sản xuất; vận động người dân tự tạo quỹ đất bằng cách chủ động giao quyền thừa kế đất cho con cái, dành đất của gia đình để tách hộ, lập vườn. Cùng với đó, tích cực phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan trong việc khảo sát thực địa, lập kế hoạch xây dựng và vận hành những công trình cấp nước ở các thôn, làng đồng bào DTTS. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về việc sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.

Các hộ đồng bào DTTS tận dụng quỹ đất được hỗ trợ để phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: MV

 

Theo quy định mức hỗ trợ của Dự án 1 cho hộ đồng bào DTTS nghèo làm nhà là 40 triệu đồng/hộ, đất ở 40 triệu đồng/hộ, đất sản xuất là 22,5 triệu đồng/hộ từ nguồn vốn của trung ương, còn địa phương sẽ đối ứng 10% vốn. Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của UBND huyện, cùng với sự phối hợp của các đơn vị liên quan nên nhiều hộ đồng bào DTTS đã được hỗ trợ xây dựng nhà mới, đất ở, đất sản xuất, góp phần giúp bà con giảm nghèo, là điểm tựa để người dân có thêm động lực, yên tâm phát triển kinh tế.

Theo đó, từ năm 2022 đến nay, huyện Sa Thầy đã triển khai hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho 57 hộ đồng bào DTTS; chuyển đổi nghề cho 658 hộ; đầu tư 02 dự án Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở các xã đặc biệt khó khăn cho 370 hộ được hưởng lợi.

Nhiều hộ đồng bào DTTS ở xã Ya Ly được hỗ trợ xây dựng nhà ở. Ảnh: M.V

 

Anh A Vú (33 tuổi, ở làng Chờ, xã Ya Ly) thuộc diện hộ nghèo của xã được Nhà nước hỗ trợ xây nhà ở chia sẻ: “Trước đây, đời sống kinh tế của gia đình tôi chủ yếu dựa vào ruộng rẫy nên luôn khó khăn, thiếu thốn, không có tiền tích lũy để làm nhà. Vừa qua, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ 44 triệu đồng và vay thêm 40 triệu đồng nên đã làm được ngôi nhà cấp 4 kiên cố, vợ chồng tôi rất mừng. Khi có nơi ở rồi, gia đình tôi sẽ tích cực trồng cà phê, chăn nuôi bò, heo để có thu nhập và dần thoát khỏi diện hộ nghèo”.

Bên cạnh đó, trong 2 năm 2022 - 2023, từ nguồn vốn của Dự án 1, huyện Sa Thầy đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 897 hộ đồng bào DTTS; đầu tư xây dựng 2 công trình nước sinh hoạt tập trung để phục vụ cho gần 500 hộ.

Năm 2023, gia đình chị Y Tuen (30 tuổi, ở làng Đăk Đe, xã Rờ Kơi) được huyện hỗ trợ 1 bồn chứa bằng inox để trữ nước sinh hoạt. Chị bộc bạch: “Trước đây, gia đình tôi phải dùng can, chai nhựa đi xa lấy nước nhiều lần trong ngày, rất bất tiện và vất vả. Khi được hỗ trợ bồn chứa, gia đình dẫn nguồn nước sạch về tích trữ để sử dụng, không còn phải đi lấy nước xa nữa”.

Nhờ triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ của Dự án 1, đến nay, huyện Sa Thầy có tỷ lệ hộ gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nước sạch đạt trên 93%; toàn huyện có 99,93% hộ đồng bào DTTS có đất ở, 98,34% hộ đồng bào DTTS có đất sản xuất (đạt và vượt so với kế hoạch năm 2024) và phấn đấu đến năm 2025, huyện có 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở và đất sản xuất.

Mai Vàng

   

Các tin khác

  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by