• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Sớm tu sửa, phát huy di tích lịch sử cách mạng căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum

06/05/2017 11:35

​Di tích lịch sử cách mạng căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dù đã được đầu tư tôn tạo nhưng di tích hiện có nhiều hạng mục hư hỏng, xuống cấp cần được đầu tư tu sửa.

“Dễ thủ khó công”

Tháng 8/1959, Ban cán sự tỉnh Kon Tum tiếp thu phương hướng, nhiệm vụ của Khu ủy xây dựng tỉnh Kon Tum thành một tỉnh căn cứ cách mạng, xây dựng lực lượng tự vệ, lực lượng vũ trang, phòng chống địch càn quét, diệt ác ôn, đầu sỏ… và đã chọn địa điểm suối Đăk Y Hai, thuộc xã Măng Xăng (nay là xã Măng Ri) làm căn cứ hoạt động.

Sở dĩ vùng vùng đất này được chọn làm khu căn cứ vì có địa hình chia cắt rất phức tạp, một hệ thống đồi núi liên hoàn nằm trong quần thể núi Ngọc Linh vô cùng hiểm trở “dễ thủ khó công”.

Khu nhà làm việc của Văn phòng Tỉnh ủy tại Khu di tích. Ảnh: V.P

 

Vùng đất này lại có một hành lang giao thông liên hoàn rất thuận lợi cho hệ thống liên lạc: Phía đông là căn cứ Khu ủy Khu V; phía nam là căn cứ cách mạng Tam Rông, Tu Kép, Tu Thó; phía tây là vùng căn cứ cũ… rất thuận lợi trong việc triển khai nhiệm vụ do Khu ủy Khu V giao phó.

Bên cạnh đó, địa bàn còn là nơi có đủ điều kiện để tổ chức tăng gia sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm khá dồi dào cho quá trình hoạt động cách mạng lâu dài.

Với những điều kiện thuận lợi như vậy, cơ quan Tỉnh uỷ đã đặt tại nơi đây và hoạt động trong suốt 12 năm (1960-1972), huy động được sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện tốt các nội dung cốt lõi của Đảng “Lấy dân làm gốc”.

Trên cơ sở đó, trong suốt cuộc đấu tranh chống Mỹ, nhân dân các dân tộc trong vùng căn cứ như xã Ngoc Lây, Tê Xăng, Măng Ri… đã tham gia tích cực trong mọi hoạt động chống quân thù. Đặc biệt, riêng nhân dân xã Măng Ri đã có nhiều đóng góp to lớn cả về nhân lực cũng như vật lực để phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến. Cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang, dân quân du kích xã đã trực tiếp tham gia 17 trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt và làm tan rã 2 tiểu đoàn Mỹ - Ngụy, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch.

Cũng tại đây, cơ quan Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức thành công 4 kỳ đại hội (Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I, tháng 3/1960; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần II, tháng 10/1965; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần III, tháng 11/1968 và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IV, tháng 11/1971); đồng thời chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh, của cấp trên ban hành, chỉ đạo quân và dân Kon Tum giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên chiến trường, góp phần đánh bại hoàn toàn các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ ngụy.

Trong đó, nổi bật là chiến dịch Xuân Hè năm 1972 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, ta đã tiêu diệt phần lớn sinh lực địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trọng của địch, nhất là cụm phòng ngự Đăk Tô - Tân Cảnh, làm thay đổi cục diện chiến tranh trên địa bàn tỉnh Kon Tum và Bắc Tây Nguyên.

Cần sớm được tu sửa

Vào năm 2007, Khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum được công nhận Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. 4 năm sau, vào năm 2011, Dự án tôn tạo, xây dựng khu di tích do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư được triển khai nhằm trùng tu, tôn tạo thành điểm tham quan, du lịch và là địa chỉ “Về nguồn” để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

 Với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 81 tỷ đồng, dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 (đã hoàn thành năm 2015) đầu tư đường vào Khu Di tích; xây dựng nhà đón tiếp, cổng, sân lễ hội; phục dựng các khu chức năng của Tỉnh ủy cũ, như nhà Ban cơ yếu, hội trường, hầm làm việc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, nhà hậu cần, nhà bộ phận phục vụ... Giai đoạn 2 (đang triển khai) xây dựng nhà trưng bày, nhà bia, cụm tượng đài...

Một số khu nhà dựng lại đang xuống cấp. Ảnh: V.P

 

Đầu năm 2016, Dự án tôn tạo, xây dựng khu di tích sau khi hoàn thành giai đoạn 1 đã được bàn giao về cho UBND huyện Tu Mơ Rông quản lý, khai thác sử dụng. Tuy nhiên, cho đến nay, sau một thời gian phục dựng, đưa vào phục vụ tham quan, du lịch, nhiều hạng mục tại đây đã hư hỏng, xuống cấp.

Theo báo cáo của huyện Tu Mơ Rông, các hệ thống chòi nghỉ chân hiện nay đã bị người dân địa phương viết chữ lên tường, các trụ cột và có nhiều vết rạn nứt. Nhà làm việc của Bí thư, Phó bí thư, hội trường, Văn phòng Tỉnh uỷ, Nhà điện đài, Ban cơ yếu... phần mái lợp bằng tranh, do tác động của thời tiết đã bị mục nát. Hạng mục hầm của Bí thư, Phó bí thư, hội trường, Văn phòng Tỉnh uỷ, Nhà điện đài, Ban cơ yếu ... đã vùi lấp chưa phục dựng. Hệ thống nhà đón tiếp, làm việc và quản lý cũng như hệ thống nhà vệ sinh của Khu Di tích hiện nay xuất hiện tình trạng mối mọt, rong rêu, cỏ lá bao phủ và một số hệ thống điện, nước bị hư hỏng… Ngoài ra, theo quan sát của chúng tôi, con đường lên Khu Di tích cũng có một số điểm, đoạn, rãnh thoát nước bị hư hỏng, xuống cấp.

“Đáng lo ngại nữa là bà con trong vùng phát rẫy gần đến Khu Di tích, nếu không bảo vệ thì có nguy cơ xâm hại Khu di tích. Các công trình phục dựng, tôn tạo thì chưa có biển báo và biển chỉ dẫn để du khách đến xem nên không nhận ra các điểm di tích cụ thể. Cùng với đó chưa có hạng mục bia di tích để cho du khách khi đến đây biết về giá trị lịch sử của di tích tích này trong tiến trình lịch sử của tỉnh Kon Tum trong những năm chống Mỹ cứu nước” – Một cán bộ huyện Tu Mơ Rông nói.

Khu Di tích có diện tích 37.000m2. Trong đó, diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích khu I là 10.000m2 (có các hạng mục công trình đã tôn tạo như: Nhà làm việc của đồng chí Bí thư, nhà làm việc của đồng chí Phó bí thư, nhà bộ đội, nhà hậu cần, hầm trú ẩn, nhà điện đài, hội trường, văn phòng và phòng làm việc của đồng chí Bí thư, nhà ban cơ yếu, Văn phòng Tỉnh ủy, các công trình vệ sinh, đường, nhà bếp); diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích khu II là 20ha, quy hoạch bảo vệ rừng gắn với khu du lịch sinh thái, diện tích này hiện nay do Công ty CP sâm Ngọc Linh quản lý.

Tại buổi làm việc với đồng chí Trần Thị Nga- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND huyện Tu Mơ Rông kiến nghị giao tổng diện tích 3,75ha khuôn viên Khu di tích để địa phương quản lý và đưa công trình đã đầu tư giai đoạn đầu hơn 63 tỷ vào quản lý, khai thác tiềm năng du lịch… Huyện cũng đề nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí tôn tạo các hạng mục giai đoạn 2 và tu bổ, sửa chữa các hạng mục đã bị xuống cấp, đồng thời chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng hồ sơ đề nghị Chính phủ công nhận Di tích cấp Quốc gia…

Ông A Hơn - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: Khu Di tích được giao về cho huyện quản lý nhưng không có kinh phí nên trước mắt huyện đã phải trích tiền thuê hai người hàng ngày làm công tác chăm sóc, bảo vệ.

Thiết nghĩ, để phát huy hiệu quả của di tích, các cấp, các ngành cùng với việc sớm đầu tư, sửa chữa các hạng mục, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân trong khu vực nêu cao ý thức quản lý, bảo vệ di tích.

Văn Phương

   

Các tin khác

  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
  • Y Choai và giấc mơ dệt lại cuộc đời
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by