• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Sống cùng nỗi lo

18/09/2023 13:12

Tôi thường có nỗi lo lắng, tuy mơ hồ nhưng không thể xóa bỏ, mỗi khi đến nhà người em- một ngôi nhà phố xây kín, không lối thoát hiểm, cửa làm kiên cố, mái vòm hàn sắt kín bưng, luôn bề bộn hàng hóa bởi vừa là nơi ở vừa buôn bán.

Những ngày này, tin tức về vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đêm 12/9 khiến tôi bàng hoàng và đau xót.

Báo chí đưa tin, tính đến tối 13/9, cơ quan chức năng đã xác định 56 người tử vong, trong đó có 10 trẻ em. Như vậy là có đến 2/3 trong tổng số 150 cư dân sinh sống trong chung cư gặp nạn.

Điều lo lắng là, chiều 14/9, đại diện Sở Y tế thành phố Hà Nội cho hay, trong số 36 nạn nhân vụ cháy chung cư mini đang điều trị tại 5 bệnh viện có 6 người tiên lượng nặng, nguy kịch.

Thật sự là một thảm họa!

Cần tăng cường kiểm tra việc tuân thủ quy định, tiêu chuẩn về PCCC trong xây dựng. Ảnh: H.L

 

Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy sẽ được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Nhưng điều khiến nhiều người trăn trở là, vì sao cháy vẫn thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại rất lớn về tính mạng và tài sản, trong khi các tiêu chuẩn về PCCC có tiếng là rất khắt khe, từng được đưa lên bàn nghị sự của Quốc hội.

Vì nghề nghiệp, tôi đã có nhiều lần được theo đoàn kiểm tra phòng cháy chữa cháy liên ngành tại các doanh nghiệp, khu dân cư. Và thật tình, mỗi lần như vậy, tôi thường có một nỗi lo lắng, tuy mơ hồ nhưng không thể xóa bỏ, mỗi khi đứng ở những khu nhà trọ được xây dạng ống, với các căn phòng chật chội kín mít, hoặc những ngôi nhà cao tầng xây kín, không lối thoát hiểm, cửa làm kiên cố, mái vòm hàn sắt kín bưng.

Nỗi  lo ấy cũng đeo đẳng tôi mỗi khi đến chơi nhà một người em ở con phố sầm uất nhất nhì thành phố Kon Tum.

Nhìn từ bên ngoài, đó là một căn nhà 1 tầng trệt, 1 gác lửng, nằm lọt thỏm giữa 2 nhà cao tầng, vốn được xây với mục đích nhà ở. Khi thuê lại, vợ chồng cậu em đã cải tạo thành nơi vừa ở vừa kinh doanh. Từ trước đến sau đều chất đầy hàng hóa (chăn, mền, rèm màn, ga, gối…).  Ngay cả gác lửng cũng chỉ còn chỗ trải một tấm nệm làm nơi nghỉ ngơi.

Hai bên tường không có cửa sổ; trên gác lửng là ô thoáng được hàn 2 lớp khung sắt, khoảng trống phía sau, nơi giặt giũ, phơi quần áo cũng được quây kín bưng bằng khung sắt, mục đích là để chống đột nhập.

Cả ngôi nhà chỉ có một lối thoát nạn là… cửa chính, cũng ngập hàng hóa. Nếu xảy ra cháy, người trong nhà không thể thoát ra ngoài hoặc sang nhà hàng xóm do không có cửa sổ, cũng không có lối thoát lên mái.

Không phải “người trong nghề”, nhưng tôi nhận ra được rằng, khi sắp xếp, chủ cửa hàng đã không hề tính đến khâu phòng cháy, chữa cháy. Trong khi cửa hàng kinh doanh những mặt hàng dễ bắt lửa, chỉ cần một chút bất cẩn trong sử dụng lửa, nguồn nhiệt hoặc sự cố điện thì hậu quả khó lường.

Dù chưa có sự đánh giá nào về thực trạng xây dựng nhà ở cũng như ẩn họa cháy nổ ở các đô thị toàn tỉnh, nhưng không khó để thấy rằng, rất nhiều ngôi nhà không đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng và phòng cháy chữa cháy, khi mà mẫu nhà ống đang được sử dụng phổ biến.

Mẫu nhà này có mặt tiền hẹp, ăn sâu vào trong và hầu hết đều “không lối thoát hiểm”. Nên khi xảy ra hỏa hoạn, khói khó tản ra ngoài, mà bị cuốn vào trong, lan nhanh khắp nhà, lên các tầng trên (nếu là nhà cao tầng).

Ngoài ra, do lo ngại bị đột nhập nên chủ nhà thường xây kín, hàn khung sắt ở những khu vực trống và khóa cửa nhiều lớp nên khi có sự cố hỏa hoạn rất khó thoát ra ngoài, dễ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Những căn nhà ống xây kín, không lối thoát hiểm phổ biến ở đô thị. Ảnh: HL

 

Đã đến lúc cần siết chặt hơn nữa công tác đảm bảo an toàn về cháy nổ, thoát hiểm cho nhà ở riêng lẻ, nhất là nhà ở đô thị, nhà ở kết hợp kinh doanh hiện nay.

Một thông tin tích cực là, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an tỉnh) đã phối hợp vận động, hướng dẫn hơn 3.000 hộ gia đình có nhà ở kết hợp kinh doanh thực hiện mở lối thoát nạn thứ 2 và trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy; hơn 10.000 hộ gia đình trang bị bình chữa cháy xách tay, dụng cụ phá dỡ thô sơ, có phương án xử lý tình huống cháy nổ, thoát nạn.

Tuy nhiên, thực tế các vụ cháy cho thấy, ngoài những yếu tố khách quan thì nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do ý thức của con người.

Vì vậy, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa khâu kiểm tra việc tuân thủ quy định, tiêu chuẩn về PCCC trong xây dựng; khắc phục tình trạng chỉ kiểm tra các công trình xây dựng lớn, chung cư, khách sạn, nhà hàng mà bỏ qua nhà ở khu dân cư, nhất là loại nhà ống.

Quan tâm vận động người dân dành thời gian tham gia các lớp, các hoạt động tập huấn về phòng cháy, chữa cháy để có kiến thức bảo vệ mình và người thân, nhất là kỹ năng phòng cháy, xử lý và sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ khi có cháy xảy ra.

Bên cạnh đó, lưu ý nguyên tắc khi xây dựng nhà cần tuân thủ là có lỗ thông gió kích thước lớn để khói thoát ra bớt nếu xảy ra cháy; chừa lối thoát lên mái để khi cháy thì có thể thoát hiểm bằng đường mái nhà.

Vì an ninh, có thể lắp đặt khung sắt kiên cố trước mặt tiền nhà hay các ô thông gió, nhưng nên thiết kế dạng cửa, bên trong có thể mở dễ dàng thoát ra ngoài, nhưng không đột nhập từ ngoài vào được.

Có thể tôi hơi cực đoan. Nhưng điều này là rất cần thiết để không còn phải sống cùng nỗi lo.        

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh
  • ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Có thể xem xét, bố trí nhân sự là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh làm bí thư cấp ủy cấp xã
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by