• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn    Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội quý I/2023    Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số   

Xã hội

Tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

30/01/2015 09:52

Toàn tỉnh hiện có 5.996 cơ sở sản xuất (CSSX), chế biến, kinh doanh thực phẩm (KDTP); trong đó 412 CSSX, chế biến thực phẩm; 2.708 cơ sở KDTP và 2.876 cơ sở dịch vụ ăn uống.

Ông Hoàng Chí Trung - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh cho biết: Trong năm 2014, có 78% số cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tham gia ký kết chấp hành đầy đủ các quy định về ATTP. Toàn tỉnh đã tổ chức 94 lớp tập huấn và 1.084 buổi nói chuyện chuyên đề về ATTP với 38.837 người tham dự. Trung tâm ATVSTP các huyện, thành phố tổ chức 11 lớp tập huấn kiến thức và các quy định của pháp luật về ATTP  tổ chức 9  hội nghị, hội thảo về ATTP tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, có 367 người tham dự.

Trong quá trình kiểm tra VSATTP, Chi cục ATVSTP tỉnh đã tổ chức kiểm nghiệm 18 mẫu xét nghiệm về chỉ tiêu hóa; 2.252 mẫu thực phẩm được kiểm nghiệm bằng test nhanh. Toàn tỉnh đã tổ chức 118 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về VSATTP tại 5.809 CSSX, chế biến, KDTP; trong đó 80,1% số cơ sở được kiểm tra đạt tiêu chuẩn ATTP. Qua kiểm tra, toàn tỉnh có 9 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 126,55 triệu đồng, tiêu hủy 26 loại sản phẩm gồm: 470 kg thực phẩm rắn, 841,605 lít thực phẩm lỏng tại 172 CSSX, chế biến, KDTP.

Thực phẩm bày bán tại chợ tạm Trung tâm Thương mại Kon Tum. Ảnh: T.V.P

 

Vì thế, trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP), nhưng không có trường hợp tử vong. Trong đó, 5 vụ NĐTP với 23 người mắc là do độc tố tự nhiên; 1 vụ NĐTP tập thể với 48 người mắc tại Trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng (xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy) chưa rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân dẫn đến các vi phạm về ATTP là do nhân viên sản xuất không mặc trang phục bảo hộ theo quy định, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ, không để riêng thực phẩm sống và thức ăn chín, sử dụng khu vực chế biến không đảm bảo vệ sinh, không có dụng cụ chứa đựng rác thải và chất thải theo quy định, không bảo quản thực phẩm theo đúng quy định của cá nhân tổ chức sản xuất, không tuân thủ các điều kiện về bảo đảm ATTP trong bảo quản thực phẩm, không bảo quản riêng biệt từng loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm... dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm chéo. Ngoài ra, không có thông tin về xuất xứ, ngày sản xuất của thực phẩm, sử dụng khu vực chế biến có động vật gây hại, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, giấy xác nhận kiến thức ATTP, giấy công bố phù hợp ATTP đã hết hiệu lực, không đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, nhận thức và thói quen ăn uống của một số người dân, người cung cấp, chế biến thực phẩm, nhất là ở các bếp ăn bán trú trong các trường học và người dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều vấn đề chưa bảo đảm về ATTP như: ăn thức ăn chưa nấu chính, bảo quản thực phẩm không đúng, thực phẩm sống bị nhiễm vi sinh vật và ăn các loại thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên như nấm độc, cóc, cá nóc…dẫn đến NĐTP. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của các CSSX, KDTP trên địa bàn tỉnh còn khó khăn, nhất là CSSX, KDTP nhỏ lẻ chưa đảm bảo các điều kiện về VSATTP theo quy định, nên không thể cấp được giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP theo quy định của Bộ Y tế…

Để thực hiện tốt công tác đảm bảo VSATTP, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi-2015, theo ông Hoàng Chí Trung, Chi cục sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về ATTP cho các đối tượng, giám sát chặt chẽ mối nguy ô nhiễm thực phẩm và kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các vụ NĐTP xảy ra trên địa bàn, hạn chế không để xảy ra các vụ NĐTP đông người và không để tử vong do NĐTP; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát phát hiện mối nguy ô nhiễm thực phẩm và phát hiện các CSSX, KDTP có hành vi vi phạm để kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; tiến hành điều tra, phân loại CSSX, KDTP trên địa bàn và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở đáp ứng các điều kiện theo quy định để được cấp giấy xác nhận kiến thức và giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP để sản xuất, kinh doanh được hợp pháp hơn.

Nguyên Hà

 

   

Các tin khác

  • Tăng cường xử lý xe máy độ chế, cũ nát
  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Ngày mới ở Đăk Long
  • Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh lần thứ X
  • Di dời biển báo một chiều đường Thi Sách
  • Sa Thầy tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc và tín đồ tiêu biểu các tôn giáo
  • “Báu vật” của làng
  • Một vài suy nghĩ về nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính
  • Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tăng cường xử lý xe máy độ chế, cũ nát
  • Mâu thuẫn trong lúc nhậu, anh trai phóng dao khiến em ruột tử vong
  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Hạn chế thất thu, ngăn ngừa trục lợi
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cầu, cống trên công trình đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh
  • Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by