• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW   

Xã hội

Tăng cường giáo dục nghề nghiệp: Giải bài toán “thừa thầy, thiếu thợ”

12/09/2017 07:02

“Thừa thầy, thiếu thợ” là câu chuyện kéo dài nhiều năm ở nước ta. Thực tế mỗi năm có hàng chục ngàn sinh viên ra trường không có việc làm và con số này cứ tăng lên hàng năm. Và theo nhận định của các chuyên gia, trong năm 2017, dự báo sẽ có khoảng trên 200.000 cử nhân thất nghiệp…

Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính vẫn là tính sĩ diện và tâm lý sính bằng cấp của xã hội. Đa số phụ huynh cũng như học sinh đều cho rằng, chỉ có vào đại học hoặc ít nhất là cao đẳng thì mới có tương lai, mới mát mặt cha mẹ, họ hàng, không bị bạn bè, đồng nghiệp dị nghị, coi thường...

Thực tế nhiều năm qua, người lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên nghiệp có tỷ lệ thất nghiệp luôn cao hơn nhóm lao động khác. Thống kê từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, quý 1 năm 2017, cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó, số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm gần 25%. Rất nhiều cử nhân mới ra trường hoặc đã tốt nghiệp nhiều năm vẫn không tìm được việc làm, gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội.

 Ngay trên địa bàn thành phố Kon Tum, không hiếm cử nhân tốt nghiệp đã 3-4 năm nhưng vẫn chưa kiếm được việc làm, hoặc đang chật vật mưu sinh bằng những công việc tạm bợ kiếm sống qua ngày; có những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường có tiếng trong nước cũng đành chấp nhận làm các công việc trái với ngành nghề đào tạo, không yêu cầu trình độ cao. Chẳng nói đâu xa, cô bé gần nhà tôi, tốt nghiệp loại giỏi ở Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng từ năm 2013. Hồ hởi về lại Kon Tum, cháu nộp hồ sơ thi tuyển vào mấy cơ quan có liên quan đến ngành nghề đào tạo nhưng không đạt, vì quá ít chỉ tiêu. Không muốn “ăn bám” cha mẹ, cháu đành tạm xin vào bán hàng ở đại lý sữa Vinamilk, đợi cơ hội kiếm công việc khác. Vậy mà hơn 4 năm trôi qua, cháu vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Mệt mỏi, cháu đã từ bỏ ý định và chấp nhận gắn bó với công việc bán hàng, mặc dù thu nhập không cao nhưng cũng tự lo được cho bản thân…

Số sinh viên ra trường không có việc làm tăng lên hàng năm là bài học nhãn tiền. Vậy nhưng, hàng năm, chỉ có khoảng 10% học sinh đăng ký học nghề, số còn lại đều đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Và nghịch lý “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn tồn tại một cách dai dẳng...

Nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội, qua đó giải quyết hài hoà bài toán “thầy- thợ” đang tồn tại hiện nay, từ ngày 21/8, Tổng cục dạy nghề (thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đã chính thức đổi tên thành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Tên gọi mới “Giáo dục nghề nghiệp” thể hiện tư duy và cách làm mới, đó là quan tâm nhiều hơn tới vai trò của sư phạm giáo dục toàn diện và công tác hướng nghiệp cho người lao động, chứ không đơn thuần là trang bị kiến thức tay nghề.

Được biết, năm 2017 cũng là năm đầu tiên thực hiện tuyển sinh trung cấp, cao đẳng theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, năm 2017, cả nước tuyển sinh 2,2 triệu người, trong đó: trình độ cao đẳng và trung cấp là 540 ngàn người; trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 1,66 triệu người (hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg là 600 ngàn người, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật cho khoảng 20 ngàn người). Cũng trong năm 2017, Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp sẽ tổ chức thi tốt nghiệp theo các trình độ đào tạo cho trên 1,9 triệu người, trong đó: cao đẳng, trung cấp khoảng 450 ngàn người; sơ cấp và dưới 3 tháng gần 1,5 triệu người…

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển sinh theo kế hoạch đã đề ra, mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng năm 2017 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, đạt mục tiêu trên 500 ngàn người.

Hiện cả nước có gần 500 trường cao đẳng, trung cấp nghề, gần 1000 trung tâm dạy nghề và hàng ngàn cơ sở giáo dục đào tạo, doanh nghiệp khác tham gia dạy nghề. Hầu hết các tỉnh/thành đã có các trường đào tạo nghề. Nhiều trường nghề mở với quy mô đào tạo rất lớn và hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập, phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay. Nhiều trường nghề đã xây dựng cam kết với học sinh khi tốt nghiệp sẽ có việc làm. Thậm chí có trường đã khẳng định sẽ trả lại học phí nếu không tìm được việc làm đúng ngành...

Tuy nhiên, để các trường nghề tuyển sinh đạt chỉ tiêu, từng bước giải bài toán “thừa thầy, thiếu thợ”, ngoài việc triển khai thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề; cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo để định hướng cho người học và xã hội có sự lựa chọn ngành, nghề phù hợp; phổ biến kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người học nghề, thì điều thiết yếu và quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh và học sinh, xóa bỏ tâm lý sính bằng cấp đã ăn sâu bám rễ bấy lâu nay trong xã hội.

                                Hoàng Thúy

   

Các tin khác

  • Để người dân hiểu và chủ động tham gia BHXH, BHYT
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Lớp học không biên giới
  • Kon Rẫy: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp vùng nông thôn
  • Đồng lòng giữ biên cương
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐỨC LƯƠNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
  • Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
  • Quốc hội thảo luận Tổ về kinh tế - xã hội
  • Chim vịt kêu chiều
  • Để người dân hiểu và chủ động tham gia BHXH, BHYT
  • Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi trên lĩnh vực báo chí
  • Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by