• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Tăng cường quản lý, chăm sóc các công trình tri ân liệt sĩ

05/05/2017 14:01

Theo số liệu tổng hợp của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh có 45 công trình nghĩa trang liệt sĩ và nhà bia tưởng niệm cấp tỉnh đến xã. Cùng với sự đầu tư sửa chữa, nâng cấp của Nhà nước; các công trình tri ân liệt sĩ rất cần sự chung tay chăm sóc, bảo vệ của các đơn vị, đoàn thể và chính quyền địa phương...

Nhìn chung, các nghĩa trang liệt sĩ cấp tỉnh và huyện đều trồng cây xanh tạo bóng mát, vườn hoa được chăm sóc cẩn thận, tạo cảnh quan thông thoáng, sạch đẹp. Ở các địa chỉ này đều có nhân viên phụ trách việc vệ sinh, bảo vệ và hương khói các phần mộ liệt sĩ.

Tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đăk Hà, chúng tôi tình cờ gặp chị Nguyễn Lan Chi (ở thôn 5, thị trấn Đăk Hà) và gia đình thăm viếng cha là liệt sĩ yên nghỉ tại đây.

Chị Chi tâm sự: Cha tôi là bộ đội tại chỗ tham gia kháng chiến chống Mỹ và hy sinh ở địa phương. Thường xuyên đến đây, tôi thấy bác bảo vệ làm công việc chăm sóc phần mộ các cô chú khá chu đáo. Khuôn viên bên trong, ngoài nơi đây cũng được quét dọn sạch sẽ, vườn hoa, cây cảnh luôn được cắt tỉa gọn gàng.

Khác với các nghĩa trang cấp tỉnh, huyện có người bảo vệ, trông nom và được Nhà nước trả lương hàng tháng, ở cấp xã phần lớn chỉ có các nhà bia tưởng niệm liệt sĩ tại địa phương và được giao cho các tổ chức đoàn thể, trường học quản lý, bảo vệ, chăm sóc. Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra ở các công trình này, phần lớn bên trong khuôn viên nhà bia bị xuống cấp, tường rào xung quanh bị ngã đổ, cỏ mọc um tùm. Có nơi, các bức tường bia tưởng niệm bị kẻ xấu vẽ bậy, người dân chăn thả gia súc ngay bên trong khuôn viên....

Câc đoàn công tác tỉnh kiểm tra, nhắc nhở các địa phương về quản lý, chăm lo các công trình thờ cúng, tri ân liệt sĩ (ảnh chụp nghĩa trang huyện Sa Thầy). Ảnh: M.T

 

Cụ thể tại Nhà bia ghi tên liệt sĩ xã Đăk Ui có tổng diện tích hơn 1.000m2 được xây dựng năm 1998. Qua quan sát, khuôn viên nền nhà bia bị lún, gạch bị vỡ vụn từng mảng lớn, các bậc tam cấp xung quanh bị bong, tróc rêu xanh phủ dày đặc. Tường rào bao phủ xung quanh không có, nên trẻ em vào vẽ bậy lung tung. Ông Ngô Hồng Hưng – Chủ tịch UBND xã Đăk Ui cho biết, địa phương còn khó khăn, nên chưa có điều kiện tôn tạo, sửa chữa. Việc chăm lo và quản lý nhà bia tưởng niệm tại địa bàn được giao cho Đoàn xã và các trường học trên địa bàn thực hiện.

Cũng giao cho Đoàn xã phụ trách chăm sóc nhà bia tưởng niệm ở xã Đăk Sao (huyện Tu Mơ Rông), người dân phản ánh chỉ vào những ngày lễ, tết, hoặc dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, các tổ chức đoàn thanh niên và học sinh mới đến làm cỏ, thắp hương cho liệt sĩ. Hôm cuối tháng 3 về thăm, kiểm tra hiện trạng nơi đây, đoàn công tác của tỉnh đã phải chờ cán bộ huyện, xã đến tháo dỡ barie chắn ngang lối vào khu vực này bằng thân cây gỗ ước chừng 3 người lớn mới khiêng được. Một cán bộ xã phân bua, phải làm như thế (có gốc cây chắn), bò của bà con không vào dẫm đạp vỡ tấm bia tưởng niệm, làm ngã đổ bồn hoa đã được trồng...

Ông A Kang – Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội cho hay, dù ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, nhưng hàng năm, đơn vị chức năng vẫn tham mưu tỉnh phân bổ kinh phí cho các huyện trùng tu, sửa chữa các công trình thờ, cúng các liệt sĩ. Đối với những công trình đã được đầu tư hàng năm, chính quyền địa phương các cấp cần nâng cao trách nhiệm phối hợp các tổ chức đoàn thể cơ sở huy động nhân lực triển khai công tác quản lý, chăm sóc các hạng mục công trình đã sửa chữa, tôn tạo.

Theo ông A Kang, các công trình tri ân liệt sĩ, không những thể hiện lòng biết ơn những người đã hy sinh cho độc lập của dân tộc, mà còn là giá trị về giáo dục tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ trong tỉnh. Do đó, các địa phương cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, trường học đứng chân trên địa bàn tổ chức cho cán bộ, đảng viên, viên chức, đoàn viên thanh niên, học sinh luân phiên trực, trồng mới cây xanh, vệ sinh khuôn viên hàng tuần.

Mai Trâm

   

Các tin khác

  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
  • Y Choai và giấc mơ dệt lại cuộc đời
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by