• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Xã hội

Thắm tình đoàn kết nơi biên giới Việt - Lào

07/08/2024 06:02

Những cái bắt tay thật chặt, những cái ôm nồng ấm và lời thăm hỏi thân tình của bà con thôn Iệc, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi khi đón những người anh em ở bản Phu Cưa, cụm Xổm Bun, huyện Phu Vông, tỉnh Attapư (Lào) sang thăm nói lên tình cảm gắn bó keo sơn nơi biên giới Việt - Lào.

Tháng 12/2013, thôn lệc và bản Phu Cưa kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới với 11 nội dung trên cơ sở tuân thủ Hiệp định quy chế biên giới đất liền Việt Nam - Lào, pháp luật của mỗi nước và phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc hai bên biên giới.

Thấm thoắt đã hơn 10 năm, kể từ ngày tổ chức lễ kết nghĩa anh em ấy. Anh Thao Mốt, người dân bản Phu Cưa cho biết: Chính quyền xã Pờ Y, bà con thôn Iệc và nhất là Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum giúp đỡ bà con trong bản rất nhiều. Mới đây là hỗ trợ 13 hộ nghèo bò giống, mỗi gia đình một con, gia đình tôi cũng được hỗ trợ. Đầu năm học mới thì được hỗ trợ sách, vở, cặp sách và 2 triệu đồng cho mỗi học sinh. Tôi có hai con trai năm nay vào lớp 1 và lớp 5, cũng được hỗ trợ như thế.

Ông Khăm Vung Bun Léc trao đổi với BĐBP tỉnh Kon Tum và Cảnh sát Lào. Ảnh: D.N

 

Bản Phu Cưa có 90 hộ/364 nhân khẩu. Ông Khăm Vung Bun Léc - Trưởng bản Phu Cưa cho hay, thời gian qua, chính quyền và Bộ đội Biên phòng Kon Tum đã tạo điều kiện, giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho nhân dân bản Phu Cưa, như hỗ trợ cây giống, bò giống, khám chữa bệnh miễn phí, trao học bổng cho học sinh nghèo. Hai bên đã tổ chức thăm hỏi, giao lưu lẫn nhau trong những ngày trọng đại của đất nước cũng như ngày lễ của địa phương. Bà con bản Phu Cưa biết ơn rất nhiều.

Thôn Iệc có 326 hộ/987 khẩu (56% là người K’Dong). Nhờ chăm chỉ lao động, hiện thôn đã có gần 1.000ha cây trồng các loại với các loại cây trồng chủ yếu như cà phê, cao su, tiêu, mì, bời lời và cây ăn trái. Anh Dương Văn Hữu – Trưởng thôn kiêm Bí thư Chi bộ thôn Iệc phấn khởi cho biết: Trước kia bà con 2 bên có đi lại thăm thân, tuy nhiên từ khi kết nghĩa thì mối quan hệ, đoàn kết được tăng cường hơn; thường xuyên thăm hỏi nhau dịp tết và sự kiện lớn. Ngoài ra, bà con thôn Iệc và xã Pờ Y đã hỗ trợ bà con bản Phu Cưa các loại giống cây ăn quả, sang tận nơi hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Ông Tống Văn Đồng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Pờ Y cho hay, sau hơn 10 năm kết nghĩa, nghĩa tình anh em giữa hai thôn, bản đã nâng lên tầm cao mới, sâu sắc và toàn diện hơn. Nhân dân hai thôn - bản đã chia ngọt, sẻ bùi bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả như hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi; trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm.

“Hai bên thường xuyên thăm hỏi nhau nhân các sự kiện trọng đại của đất nước; tổ chức các hoạt động gắn với ngoại giao văn hóa. Hàng năm, xã Pờ Y tổ chức các đoàn sang thăm hỏi và tặng quà cho các hộ nghèo của bản Phu Cưa; tổ chức đón, tiếp đoàn công tác của bản Phu Cưa đến thăm và chúc Tết Nguyên đán, kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức giữ gìn đường biên, cột mốc, giữ vững mối đoàn kết gắn bó giữa hai bên biên giới, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển” – ông Tống Văn Đồng cho biết thêm.

Anh Thao Mốt tham dự buổi tuyên truyền pháp luật cho nhân dân khu vực biên giới hai nước Việt Nam – Lào tại huyện Ngọc Hồi. Ảnh: DN

 

Ngoài ra, cán bộ hai thôn, bản và lực lượng bảo vệ biên giới hai bên còn phối hợp tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia, các hiệp định, hiệp nghị, quy chế quản lý biên giới chung giữa hai nước.

Đồng thời, tích cực phối hợp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thôn, bản hai bên biên giới thông qua việc tự nguyện đăng ký cam kết quản lý, bảo vệ mốc quốc giới; phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh và lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Lào tuần tra, phát quang đường biên, sơn sửa, bảo dưỡng cột mốc.

Nhiều tập thể, hộ gia đình, cá nhân tự giác tham gia, phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng và cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý, xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn xã không để xảy ra hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, truyền đạo trái pháp luật qua khu vực biên giới, an ninh chính trị được giữ ổn định.

Theo thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, đến nay, dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào đoạn qua tỉnh Kon Tum có 4 cụm bản kết nghĩa hai bên biên giới. Đó là, thôn Đăk Ung (xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei) kết nghĩa với bản Brông Nọi (Cụm bản Đăk Ba, huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông); thôn Dục Lang (xã Đăk Long, huyện Đăk Glei) kết nghĩa với thôn Thông Cầy Ộôc (Cụm bản Văng Tách, huyện Xản Xay, tỉnh Attapư); thôn Đăk Book (xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei) kết nghĩa với bản Đăk Ba (huyện Đăk Chưng, tỉnh Attapư) và thôn Iệc (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) kết nghĩa với bản Phu Cưa (Cụm bản Xổm Bun, huyện Phu Vông, tỉnh Attapư).      

Dương Nương

   

Các tin khác

  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • [INFOGRAPHIC] Cả nước có hơn 26.000 hội viên Hội Nhà báo
  • Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by