• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Ban Tổ chức Trung ương giao ban trực tuyến quý III năm 2023    Tăng cường xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông    Kon Tum và Chăm-pa-sắc: Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027    Tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ    Cảnh báo mưa lớn gây ngập úng, lũ quét và sạt lở đất   

Xã hội

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm ở Đăk Rơ Ông

06/07/2022 06:04

Trong hơn 1 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động), xã Đăk Rơ Ông (huyện Tu Mơ Rông) đã triển khai nhiều phần việc, mô hình hay giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chăm lo phát triển kinh tế gia đình.

Chị Mai Thị Luận – Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Rông cho biết: Là xã đặc biệt khó khăn với gần 97% số dân là đồng bào DTTS, ngay sau khi tỉnh phát động Cuộc vận động, UBND xã đã tập trung xây dựng kế hoạch, triển khai các mô hình cụ thể, gần gũi với người dân; đồng thời, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên tại khu dân cư về việc tiên phong, gương mẫu khi thực hiện mô hình. Trước tiên, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thay đổi những thói quen không tốt trong sinh hoạt hằng ngày, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, bỏ dần các tập tục lạc hậu. Cùng với đó, UBND xã tập trung vận động bà con áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp để giải phóng sức lao động.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh A Vinh ở thôn Mô Pành. Thời điểm này là mùa cày ruộng, nhưng cả anh cùng vợ đều đang tập trung đắp bờ còn việc cấy cày được làm bằng máy móc do gia đình thuê từ một người dân trong làng.

Anh Vinh cho biết: Trước đây làm thủ công, 1 sào ruộng của gia đình phải mất hơn 1 tuần mới có thể cày xới xong, sau đó gia đình mới tiến hành làm những việc tiếp theo. Còn giờ đây, gia đình tôi thuê máy móc vào cày, trung bình 1 sào ruộng chỉ mất một ngày với giá 600 nghìn đồng, trong khi đó tôi cùng vợ có thể làm được nhiều việc khác.

Cũng như anh Vinh, khi được chính quyền xã vận động đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp, đến nay toàn xã có hơn 800 hộ đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chiếm hơn 90% số hộ trên địa bàn. Song song với việc áp dụng máy móc vào sản xuất, 580 hộ dân đã bỏ dần các tập tục lạc hậu, chiếm 65% số hộ trên địa bàn.

Để giúp bà con phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững, UBND xã Đăk Rơ Ông đã lựa chọn những hộ điển hình để thực hiện mô hình do xã xây dựng nhằm đem lại hiệu quả cao để các hộ khác học hỏi làm theo. Một số mô hình mà xã triển khai như trồng lúa ST25 với 14 hộ tham gia, mô hình trồng cà phê xen cây mắc ca với 3 hộ tham gia và triển khai mô hình nuôi heo đen với 5 hộ tham gia.

Mô hình trồng cà phê xen mắc ca đang được xã Đăk Rơ Ông quan tâm. Ảnh: VT

 

Chị Luận cho biết: Triển khai mô hình trồng cà phê xen mắc ca, xã đã lựa chọn những gia đình tiêu biểu thực hiện để đạt hiệu quả, sau này có thể làm gương cho bà con học hỏi theo. Bước đầu, xã đã hỗ trợ 300 cây mắc ca cho đảng viên A Khi ở thôn Kon Hia 3, đồng thời hướng dẫn các kỹ thuật chăm sóc để vườn cây phát triển tốt. Khi vườn mắc ca của ông A Khi sinh trưởng tốt, hộ ông A Sơn và ông A Đông ở thôn Mô Pành cũng tham gia mô hình. Đến nay, cả 3 mô hình trồng cà phê xen mắc ca đều phát triển tốt.

Đưa chúng tôi đi thực tế, chị Mai Thị Luận rất tự hào khi đến mô hình trồng cà phê xen mắc ca trên địa bàn. Để vườn cây sinh trưởng tốt, xã đã luôn quan tâm, cắt cử cán bộ thường xuyên đến theo dõi, hướng dẫn người dân các kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh.

Cùng với đó, khi triển khai mô hình nuôi heo đen, xã đã lựa chọn ra các hộ nghèo DTTS, sau đó vận động bà con làm chuồng trại để được nhận heo hỗ trợ nhằm thay đổi thói quen nuôi thả rông sang nuôi nhốt. Theo đó, Hội LHPN huyện đã hỗ 6 triệu đồng/5 con heo cho 5 hộ nhằm tạo cơ hội thoát nghèo cho bà con.

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi heo của bà Y Chin ở thôn Mô Pành. Gặp chúng tôi, bà Y Chin phấn khởi kể: Con heo giống được hỗ trợ vào tháng 9/2021, khi đó chỉ hơn chục kí. Nhờ nuôi nhốt, cho ăn đều đặn, con heo bây giờ gần 60 kí và chuẩn bị đẻ con. Thấy tôi làm chuồng nuôi heo, nhiều người cùng học và làm theo. Sắp tới heo sinh sản, đây là cơ hội để gia đình tôi thoát nghèo.

Chị Mai Thị Luận cho biết: Ngoài các mô hình trên, UBND xã còn tạo điều kiện cho bà con vay vốn trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Hiện tại, trên địa bàn xã đã có hơn 40 hộ ở thôn Kon Hia 3 đã trồng sâm Ngọc Linh. Trong thời gian tới, xã tiếp tục quan tâm, sâu sát các mô hình mà xã đã triển khai để các mô hình mang lại hiệu quả cao đồng thời lan toả sâu rộng trong đời sống của đồng bào DTTS để bà con đều thay đổi nếp nghĩ, cách làm.  

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Phát triển hạ tầng số
  • Mùa Trung thu ý nghĩa
  • Giao ban 3 lực lượng Quân sự, Công an, Biên phòng quý III năm 2023
  • Thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”
  • Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
  • Nước thải từ lò giết mổ gia súc tập trung gây ô nhiễm môi trường
  • Trường Cao đẳng Kon Tum tổ chức hiến máu tình nguyện
  • Hơn 95 triệu đồng tổ chức trung thu cho các em thiếu nhi người DTTS
  • Món quà trông trăng
  • Tuyên dương gia đình trẻ tiêu biểu năm 2023
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Vinh danh các nghệ nhân có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống
  • Đăk Hà: Chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt
  • Phát triển hạ tầng số
  • Mùa Trung thu ý nghĩa
  • Giao ban 3 lực lượng Quân sự, Công an, Biên phòng quý III năm 2023
  • Hội nghị lần thứ 15, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tu Mơ Rông khóa XVII
  • Kể từ tháng 10/2023, Công ty Điện lực Kon Tum thực hiện dời ngày ghi chỉ số về cuối tháng
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Liên hoan Tổ Tuyên truyền văn hoá lần thứ V năm 2023

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Điểm đến du lịch huyện Đăk Glei
  • Gìn giữ văn hóa truyền thống
  • Chùm ảnh: Nỗ lực vì cuộc sống bình yên của nhân dân
  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao

Đất & Người Kon Tum

  • Đặc sắc văn hóa truyền thống của người Brâu
  • Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
  • A Par - nghệ nhân đa tài
  • Nghệ nhân ưu tú nỗ lực truyền dạy cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by