• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Thực hiện giãn dân ở Đăk Rơ Wa: Vừa giãn đã co

20/01/2018 07:00

​Trước sự vận động của UBND xã, 20 hộ gia đình tại làng Kon K’Tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) đã di dời đến khu vực giãn dân, cách làng khoảng 3,5km để sinh sống. Tuy nhiên, vì gặp quá nhiều khó khăn, chưa kịp định cư, người dân đành phải về làng chấp nhận sống cảnh đất chật người đông.

Bà Y Sứp, làng Kon K’Tu có tất cả 6 người con. Ngoài 2 người con đã lập gia đình được bà chia đất xây nhà ngay cạnh thì hiện nay bà và 4 người con cùng chen chân trong 1 căn nhà nhỏ. Để đảm bảo cuộc sống, bà Sứp phải dựng thêm một căn nhà sàn nhỏ phía trước sân để các con có chỗ dệt thổ cẩm, kiếm sống.

Bà cho biết, ngày trước, khi được xã vận động, bà và một người con đã di dời, vào khu vực giãn dân làm nhà để sinh sống và sản xuất. “Ở làng đất ít, con lại đông, bà con mình muốn vào khu giãn dân sinh sống cho rộng rãi, thoải mái. Nhưng vào được mấy năm, giờ bà con mình về hết rồi” – bà Y Sứp nói.

Đường xá vào khu giãn dân cách trở, khó khăn

 

Được biết, để môi trường sống được đảm bảo, tạo điều kiện cho bà con phát triển sản xuất trong chính vườn nhà của mình, khoảng năm 2002 - 2003, UBND xã Đăk Rơ Wa đã có định hướng, tuyên truyền bà con tại làng Kon K’Tu, Kon Jơ Ri thực hiện giãn dân. Cụ thể, UBND xã đã vận động bà con đến khu vực cách làng khoảng 3,5km để sinh sống. Mỗi hộ giãn dân được hỗ trợ 800 nghìn đồng.

Với mong muốn có cuộc sống rộng rãi, thoải mái, theo sự vận động, khoảng 20 hộ dân tại làng Kon K’Tu đã hì hục chuyển tranh, tre, nhiều hộ còn thồ gạch, xi măng lên khu vực mới để xây dựng nhà ở. Sau khi các hộ chuyển lên, UBND xã cũng đã đề xuất, dẫn điện về để đảm bảo sinh hoạt cho bà con.

Điều đáng nói, có điện nhưng thiếu nước; đường sá nắng bụi, mưa lầy, nhất là mùa mưa, nước ở các dòng suối dâng lên, người dân như bị cô lập, không về làng được nên nhiều người rất nản. “Ngày đó, trước nhu cầu thực tế, xã đã định hướng chứ việc giãn dân không theo một đề án, dự án hay quy hoạch nào cả. Bởi vậy, mọi vấn đề kéo điện, làm đường, trường, trạm thực sự khó khăn” - ông Phan Thanh Nam – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Wa giải thích.

 Xa trường, việc đi học của trẻ em gặp quá nhiều khó khăn; không trạm, không hàng quán, đường sá lại cách trở… khó khăn nối tiếp khó khăn, không thích nghi được với cuộc sống, năm 2006, các hộ dân lại khăn gói, rủ nhau trở về làng. “3 năm bỏ công sức, tiền của lên phát dọn, dựng nhà, giờ bỏ lại, tiếc lắm! Nhưng vất vả quá, bà con mình đành phải về lại chứ biết sao được” – bà Y Sứp nói.

Đất chật, bà Y Senh phải sống chung với 4 người con trong 1 căn nhà

 

Trước đây, cô Y Senh, làng Kon K’Tu cũng vận động con mình lên khu vực giãn dân sinh sống. Nhưng rồi, sau khi xây nhà xong, con cô cũng phải quay về vì những khó khăn. Đến bây giờ, cô và 4 người con (trong tổng số 12 người con) đang phải sống chung trong 1 căn nhà. “Các con lập gia đình, mình chia đất xung quanh hết rồi. Mình mong muốn khu giãn dân được đầu tư điện, nước, đường… đàng hoàng để cho 2 con lên ở” – cô Senh nói.

Không riêng gì cô Senh, trước tình trạng đất chật, người đông như hiện tại, nhiều hộ dân tại làng Kon K’Tu cũng mong muốn được đầu tư về cơ sở hạ tầng, đường sá tại khu giãn dân để họ tách hộ, có điều kiện sống tốt hơn. “Bây giờ mình và các con thỉnh thoảng vẫn ở lại nhà tại khu giãn dân để sản xuất. Nếu cơ sở hạ tầng đảm bảo, bà con sẽ lên ở ngay” – bà Sứp chia sẻ.

Ông Phan Thanh Nam cho biết, UBND xã nắm được những khó khăn cũng như nguyện vọng của bà con. Tuy nhiên để xây dựng đường giao thông là việc không dễ, xã không đủ tiềm lực nên rất khó để thực hiện. “Sau khi người dân quay trở về làng, điện tại khu vực giãn dân cũng bị cắt. Vì không đủ tiềm lực nên hiện tại xã vẫn chưa có hướng mở thêm về việc giãn dân sau này” – ông Nam nói.

                                Bài và ảnh: Bình An - Tất Thành

   

Các tin khác

  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Bố trí đất cho hộ khó khăn về đất ở để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by