• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Tiếng hát từ trái tim

26/07/2017 07:05

Nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm tri ân đối với các Thương binh, bệnh binh, Liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Hội diễn văn nghệ “Tiếng hát người có công” tỉnh Kon Tum lần thứ nhất vừa được tổ chức trong 2 ngày (21-22/7), do chính các Thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng biểu diễn đã làm bùng cháy lên ngọn lửa yêu nước, truyền cảm xúc hào hùng, mãnh liệt về một thời khói lửa, một thời đạn bom…cho thế hệ hôm nay.

Hội trường như vỡ òa, những tràng pháo tay không ngớt khi những lời hát mộc mạc được cất lên từ trái tim của những người lính già, những người đã để lại một phần thân thể của mình nơi chiến trường, góp phần giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Cũng là những bài hát ấy, những bài hát quá đỗi quen thuộc, tôi vẫn nghe, vẫn nghêu ngao hát hàng ngày, nhưng hôm nay, tiếng hát được cất lên từ những “diễn viên không chuyên” đã đi cùng khói lửa chiến tranh, nay mắt đã mờ, chân đã chậm, da mồi, tóc bạc, không phấn son, không trang phục cầu kỳ…nhưng lại có sức lay động đến lạ kỳ.

Khí thế hào hùng của một thời khói lửa, nhiệt huyết của tuổi trẻ, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa… như được thổi bùng lên qua từng câu hát: “Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn, đá mòn mà đôi gót không mòn. Ta đi nhằm phương Nam gió ngàn đưa chân ta về quê hương, quân về trong gió đang dâng triều lên. Máu thắm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết, ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình…”; “…Đèo vút cao vượt qua mây gió, đạp đá tai bèo bằng sức pháo ngàn cân. Đi ta đi những trai làng Phù Đổng, còn gì vui hơn đường ra trận mùa xuân…”; là những bài ca mà các thế hệ người Việt Nam yêu nước không bao giờ quên: “Bài ca tôi không quên, tôi không quên tháng ngày vất vả. Bài ca tôi không quên, tôi không quên gót mòn hành quân hối hả. Làm bạn cùng trăng và ôm súng ngắm sao khuya…”.

Hào hùng, lắng đọng, nghẹn ngào. Những giọt nước mắt lăn dài khi họ hát về đồng đội đã hy sinh: “Tôi về thăm chiến trường xưa giữa trưa hè cháy bỏng. Qua nghĩa trang thăm đồng đội tôi nằm. Đồng đội tôi hàng dọc hàng ngang. Nghiêm trang như trước giờ xuất trận. Đồng đội tôi từ trăm nẻo chiến trường. Người có tên, người không còn tên nữa. Đã về đây giữa lòng đất mẹ. Đứa nằm đây, đứa ở nơi nào?”…

Rời sân khấu, vẫn vẹn nguyên cảm xúc, cô Y B Rai, năm nay tròn 70 tuổi, người dân tộc Ba Na, ở xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy) rưng rưng chia sẻ: Cô, chú cùng đi bộ đội, quen nhau rồi nên vợ nên chồng. Chiến tranh kết thúc, thật may mắn là cả hai đều sống, trở về, được Đảng, Nhà nước quan tâm nên cuộc sống ngày càng tốt hơn. Hôm nay, được đứng trên sân khấu, hát những bài hát gắn liền với tuổi trẻ của mình, về đồng đội của mình, cô rất xúc động, lại càng nhớ, càng thương những bạn bè, đồng chí của mình đã mãi mãi ra đi… .

Nước mắt còn đọng trên đôi má nhăn nheo, cô Y Mai (70 tuổi) ở xã Đăk Pét (huyện Đăk Glei) cho biết, năm 14 tuổi cô theo cách mạng, đi bộ đội, vốn hay hát, cô được phân công vào đội văn công xung kích B3. Đã từng đi biểu diễn rất nhiều lần, vậy mà hôm nay, đứng hát ở đây, cô thấy hồi hộp y như lần đầu tiên đứng hát trên sân khấu ở trong rừng, và đồng đội đang đứng quanh cô…

Tiếng hát của các Thương binh, bệnh binh, người có công làm lay động mọi trái tim

 

Cũng như cô Y B Rai, cô Y Mai, các cô, các chú tham gia hội diễn văn nghệ lần này, họ đều là những nhân chứng sống của chiến tranh. Họ ra trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, vì mệnh lệnh của trái tim. Và may mắn, họ đã trở về. Hơn ai hết, họ cũng đã trải qua tận cùng nỗi đau khi chứng kiến đồng đội của mình ngã xuống trong mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Đất nước hòa bình đã hơn 40 năm, vậy mà nhiều đồng đội của họ vẫn không biết đang ở nơi nào…

Trong sâu thẳm trái tim, họ đang nhớ về những kỷ niệm, những ký ức của một thời oanh liệt, đau đáu một niềm nhớ thương đồng đội của mình đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Bởi lẽ đó mà tiếng hát dù lạc nhịp, vẫn lan tỏa, truyền cảm xúc mạnh mẽ cho tất cả chúng ta.                                                       

Bài, ảnh: Hoàng Thúy

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by