• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID    HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025   

Xã hội

Tiếng trống khai giảng

09/09/2024 06:05

Đã qua mấy ngày, nhưng tôi vẫn còn nguyên vẹn sự xúc động khi nghe hồi trống trầm hùng vang vọng ngày khai giảng, như đã từng xúc động qua bao mùa tựu trường trong đời, mỗi lần nghe nhịp trống mở đầu năm học mới.

Sáng 5/9 phải nói là đẹp trời. Không khí mát mẻ, gió nhẹ, những đám mây đen dậm dọa khi chưa sáng hẳn cứ dạt dần dạt dần ra tứ phía rồi tan đi, lộ ra từng mảng trời xanh.

Thích nhất là nắng. Một thứ nắng thu vàng dịu nhẹ, ấm áp, dễ chịu vô cùng trải đều xuống từng sân trường đang ríu ran tiếng cười nói. 

Đúng là trời chiều lòng người. Trước đó, cả ngày và đêm mùng 4 mây đen vần vũ và mưa tầm tã làm bao người thấp thỏm, lo lắng cho lễ khai giảng sáng  5/9. Thầy cô giáo lo mưa gió không tổ chức khai giảng được; phụ huynh e ngại con trẻ phải đội mưa đến trường.

Nhưng lo lắng nhất vẫn là giới học trò. Cứ nhìn từ đám trẻ xóm tôi là biết. Dù đã đến trường từ cuối tháng 8, gọi là tựu trường, chúng vẫn cứ háo hức, cứ chộn rộn chờ đến ngày 5/9.

Từ mấy ngày trước, chúng đã chuẩn bị đầy đủ đồng phục mới, giày dép mới cho lễ khai giảng. Nhưng mưa sụt sùi cả ngày đêm làm chúng sốt ruột, mong ngóng ngớt mưa.

Cô giáo đón học sinh ngày khai giảng. Ảnh: T.H

 

Bởi vậy, sáng 5/9, khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống, chúng đã hồ hởi, náo nức gọi nhau, rồi xúng xính trong quần áo đồng phục mới tinh, giục bố mẹ chở đến trường.

Hòa vào dòng người, tôi cũng dừng xe trước cổng một trường tiểu học ở thành phố Kon Tum. Sau kỳ nghỉ hè dài, sân trường, phòng học đã được thầy cô dọn dẹp sạch sẽ; những luống hoa được cắt tỉa gọn gàng, những gốc cây được quét vôi trắng.

Chiếc trống trường được “trang điểm” lại bằng những vòng sơn đỏ quanh mặt da, nằm im trên giá chờ thời điểm “lên tiếng”.

Cô giáo ân cần, dịu dàng đón học sinh ngay cổng trường. Bằng tất cả lòng yêu trẻ và tinh thần trách nhiệm, các cô đang nỗ lực cao nhất để biến ngày khai giảng thành một ngày hội.

Cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới dọc hai bên lối đi vào sân trường. Học sinh hớn hở chạy nhảy, nô đùa. Sân trường rộn ràng bước chân; râm ran tiếng nói, tiếng cười.

Một số cô bé, cậu bé níu chặt tay bố, tay mẹ, rón rén bước vòng qua vũng nước nhỏ, như sợ vấy bẩn bộ đồng phục mẹ mới mua, còn thẳng thớm, thơm tho.

Đâu đó có tiếng sụt sịt, nũng nịu đòi bố mẹ ở lại của một bạn nhỏ, hẳn là học sinh lớp 1. Dù đã qua một tuần tới lớp nhưng có lẽ bạn chưa quen, còn nhút nhát, để bố mẹ phải dỗ dành, động viên, khích lệ mãi.

Trong khi đó, những học sinh lớp 2 trở lên thì bày đủ trò nghịch ngợm. Một số đứa tỏ ra “người lớn”,  dỗ các em lớp Một chơi cùng để người lớn ra về. 

Buổi khai giảng được tổ chức đơn giản mà gọn gàng, không rườm rà, cầu kỳ nhưng giữ vững được sự trang trọng và ý nghĩa đặc biệt vốn có của nó. Lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Học sinh cùng nhau chăm chú lắng nghe đọc Thư gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Trong Thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo cần tiếp tục hướng đến phát triển con người và hạnh phúc của con người, phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Sau khi dẫn lại lời dặn của Bác Hồ trong Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và lời của cố Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp gỡ học sinh, sinh viên tiêu biểu xuất sắc ngày 3/11/2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ tin tưởng “các em học sinh, sinh viên, học viên sẽ nỗ lực học tập, tu dưỡng, tiếp thu và làm chủ kiến thức, hình thành những năng lực cốt lõi, tạo dựng những khát vọng lớn lao để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.

Tiếng trống vang lên báo hiệu năm học mới. Ảnh: TH

 

Và rồi, tiếng trống rộn rã vang lên báo hiệu năm học mới bắt đầu. Một năm học mới với rất nhiều cố gắng và kỳ vọng!

Tiếng trống trường đầy kiêu hãnh và tự hào, dìu bước hơn 170.000 học sinh, từ bậc mầm non đến trung học phổ thông, trên địa bàn tỉnh trong hành trình tìm tri thức mới mang tên “năm học 2024-2025”.

Cùng nhiều phụ huynh, tôi xúc động nghe hồi trống trầm hùng vang vọng trong sáng mùa Thu đẹp trời. Tiếng trống như giục giã, như cổ vũ, như động viên ấy đã in đậm trong trái tim, trong ký ức bao thế hệ.

Vui thay, tiếng trống ấy có thể nghe vang vọng trên khắp dải đất hình chữ S thân yêu, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ vùng sâu vùng xa đến hải đảo.

Đẹp thay, trên mọi miền Tổ quốc, hàng triệu học sinh hòa chung không khí vui tươi và tràn đầy khí thế bước vào năm học mới.

Nghe tiếng trống khai giảng càng thêm vững tin, với sự nỗ lực của toàn xã hội và mỗi gia đình, chúng ta sẽ có một năm học thành công.

Dù không ít ý kiến cho rằng, ngày khai giảng bây giờ đã không còn ý nghĩa, thậm chí, có người còn đặt câu hỏi: Còn cần ngày khai giảng nữa không khi học sinh ở nhiều nơi vào đầu tháng 8 đã đến trường, và nhiều nơi thực ra đã học ngay trước ngày 5/9?

Nhưng tôi tin rằng, những ánh mắt hớn hở của con trẻ, sự háo hức của con trẻ ngày khai giảng chính là minh chứng hùng hồn nhất cho thấy, học sinh vẫn cần ngày khai giảng, vẫn yêu ngày khai giảng.

Ngay những phụ huynh mà tôi quen biết, dù cả tuần nay đã đưa con đến trường, thì sáng khai giảng đều nhẹ nhàng nắm tay đưa con trẻ vào sân trường. Sau đó ngồi, hoặc đứng xung quanh trường, xem lễ khai giảng với ánh mắt vui sướng.

Và như mỗi năm học qua đi, lễ khai giảng luôn là một dấu mốc quán trọng, để rồi vào đúng ngày này, những ai đã và đang tôi xúc động nghe hồi trống trầm hùng vang vọng ngày khai giảng.

Tiếng trống như giục giã, như cổ vũ, như động viên ấy đã in đậm trong trái tim, trong ký ức bao thế hệ.

Thành Hưng

   

Các tin khác

  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • [INFOGRAPHIC] 5.342 thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Kon Tum
  • Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại từ 15/5 đến 15/6/2025
  • Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia
  • Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng
  • Tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Kon Tum
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • [INFOGRAPHIC] Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nơi lưu giữ những trang sử của báo chí đất nước

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by