• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
[INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID    HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025    Chương trình cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân tháng 5    Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh   

Xã hội

Tình người còn mãi

23/09/2024 06:05

Bão số 3 - siêu bão Yagi vừa đi qua đã gây những thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương phía Bắc nước ta. Những ngày tháng 9 này sẽ còn được nhắc mãi; không chỉ chuyện gồng mình chống bão, chạy lũ, những con số thống kê về thiệt hại về người và của của đồng bào mà đó còn là những chuyện tình người, tinh thần dân tộc trong quãng thời gian khó khăn, hoạn nạn.

Bão số 3 được đánh giá cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc bộ đến Thanh Hóa. Theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng tính đến ngày 17/ 9/2024, đã có 329 người chết, mất tích, khoảng 1.929 người bị thương; khoảng 234,7 nghìn căn nhà, 1.500 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 726 sự cố đê điều; trên 307,4 nghìn ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 3.722 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310 nghìn cây xanh đô thị bị gẫy đổ… Tổng thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra ước tính trên 50 nghìn tỷ đồng.

Hiện nay, các cấp, ngành từ Trung ương tới địa phương, các lực lượng cùng với người dân đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, đưa nhịp sống ổn định trở lại.

Giáo viên và học sinh các trường quyên góp ủng hộ miền Bắc khắc phục bão lũ. Ảnh: TH

 

Những ngày qua, theo dõi công cuộc đối phó với thiên tai, tôi tâm đắc nhiều điều. Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ và các cấp chính quyền, sự chủ động, chung sức đồng lòng tuân thủ những khuyến cáo, quy định của lực lượng chức năng thì đó là điểm sáng về tình người, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân khắp mọi nơi, trong đó, có người dân Kon Tum. Ngay trong mưa lũ, những mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết đã được gom góp, vận chuyển để tiếp tế kịp thời cho người dân vùng lũ. Sau lũ, nhiều người lại sẵn sàng tình nguyện vượt hàng ngàn kilômét ra Bắc chung tay cùng bà con dọn dẹp đổ nát. Cán bộ, viên chức, người dân, học sinh… tiếp tục “nhường cơm sẻ áo” đóng góp kinh phí, hiện vật, chung sức giúp người dân miền Bắc khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.

Những điều ấy làm tôi lại nhớ, cách đây đúng 15 năm, vào cuối tháng 9/2009, Kon Tum là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 9, gây ra những thiệt hại  lớn về người và của. Cơn bão đã cướp đi sinh mạng của 51 người dân, làm 38 người bị thương; 4 cây cầu kiên cố bị gãy; 435 công trình thủy lợi bị cuốn trôi; 2.292 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng, 722 căn nhà bị sấp, cuốn trôi; hàng ngàn héc ta hoa màu của người dân bị thiệt hại… Tổng giá trị thiệt hại trên địa bàn tỉnh khoảng 3.415 tỷ đồng.

Trong thời điểm ấy, cùng với hệ thống chính trị, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, người dân khắp mọi miền trong cả nước cũng đã quyên góp lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men…đưa đến những vùng bị ảnh hưởng nặng nề, giúp người dân vượt qua những ngày cơ cực. Trước, trong và sau bão, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an, thanh niên tình nguyện tích cực không quản gian khó đã bám trụ ở vùng lũ để giúp người dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống… Và rồi, mọi khó khăn đã từng bước được đẩy lùi.

Chúng ta đang trong thời gian cao điểm của mùa mưa bão, tình hình thời tiết, khí hậu vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Riêng tại tỉnh ta, theo dự báo của Đài khí tượng Thủy văn tỉnh, khả năng có từ 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Kon Tum gây mưa lớn trên diện rộng và có khả năng có gió mạnh, tập trung vào các tháng 9-11/2024, khả năng xảy ra các đợt mưa lớn trên diện rộng, với lượng mưa từ 100-250mm/đợt.

Những chuyến xe mang hàng hóa, nhu yếu phẩm do người dân ủng hộ được chở ra Bắc. Ảnh: TH

 

Nhưng thực tế cho thấy, mưa bão, lũ lụt có thể cuốn trôi tất cả của cải, vật chất, nhưng không thể cuốn được nghĩa đồng bào, tình cảm của những người Việt Nam dành cho nhau. Càng trong khó khăn, hoạn nạn tình cảm ấy lại càng được nhân lên, thắt chặt hơn.

Đó là điểm tựa quan trọng, vững chắc để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong Chương trình “Điểm tựa Việt Nam” phát sóng tối 15/9,  điểm tựa thứ nhất là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công” như Bác Hồ đã nói. Và một điểm tựa nữa là truyền thống lịch sử - văn hóa hào hùng, văn minh, văn hiến của dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn”, “bầu ơi thương lấy bí cùng…”.

Thùy Hương

   

Các tin khác

  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thành ủy Kon Tum: Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5
  • [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID
  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
  • Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025
  • Chương trình “Tuổi trẻ Kon Tum – Hành trình tình nguyện theo dấu chân Bác”
  • HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • [INFOGRAPHIC] Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by