• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Xã hội

Tinh thần “thần tốc” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

20/05/2025 06:01

Đến ngày 14/5, trên địa bàn tỉnh đã có 2.559 hộ/2.752 hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, đạt 93% mục tiêu đề ra. Kết quả này phản ánh quyết tâm và tinh thần “thần tốc” của tỉnh trong thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát đúng thời gian. Ảnh: H.L

 

Tỉnh Kon Tum là 1 trong 7 địa phương trên cả nước (gồm Lào Cai, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Tây Ninh, Long An) xác định hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong quý II/2025, sớm hơn yêu cầu trước đây của Chính phủ.

Đây là yêu cầu rất cao, đòi hỏi phải có quyết tâm lớn và tập trung cao độ, bởi theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 23/1/2025 của UBND tỉnh phê duyệt kết quả rà soát nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh còn 2.752 hộ cần được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát (trong đó xây mới 2.186 căn, sửa chữa 566 căn); tổng kinh phí để thực hiện là 141,54 tỷ đồng.

Trong quá trình triển khai, kinh phí là “rào cản” lớn nhất, khi nguồn hỗ trợ của Trung ương và các nguồn lực của địa phương mới chỉ đảm bảo được 61% tổng nhu cầu kinh phí thực hiện; các huyện, thành phố còn khó khăn về nguồn lực kêu gọi tại chỗ để xóa nhà tạm, nhà dột nát, nguồn lực chủ yếu chờ từ Trung ương, tỉnh hỗ trợ.

Giải quyết vướng mắc về đất ở để xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ảnh: HL

 

Còn có những khó khăn, rào cản khác cũng cần phải giải quyết, như một số địa phương chưa sát sao, quyết liệt chỉ đạo thực hiện; việc rà soát đối tượng để hỗ trợ còn chậm; một số địa bàn gặp khó khăn do người dân sống phân tán, giao thông đi lại khó khăn. Đời sống nhân dân khó khăn nên nguồn lực đối ứng của gia đình còn hạn hẹp, đặc biệt đối với hộ nghèo, cận nghèo; một số trường hợp còn ỷ lại; một số hộ gia đình vướng mắc về giấy tờ đất đai.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn ấy, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo tích cực, quyết liệt. Đặc biệt đề cao trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu địa phương và các ban chỉ đạo; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trong thực hiện nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Nhiều giải pháp trọng tâm, mang tính đột phá mạnh mẽ trên tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ kết quả” được triển khai. Về nguồn lực, cùng với nguồn hỗ trợ từ Trung ương, huy động sự đóng góp, ủng hộ, đồng hành của các bộ, ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội.

Người dân tích cực tham gia với tinh thần “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, tạo nên sự lan tỏa sâu rộng cho phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Để giải quyết vướng mắc về bố trí đất xây dựng nhà ở đối với hộ có khó khăn về đất ở, tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND là hộ chưa có đất thì cấp đất; có đất mà chưa có giấy tờ thì cấp giấy tờ.

Việc đánh giá có trọng tâm, trọng điểm, nhất là về thực trạng triển khai chương trình tại cơ quan, địa phương, được thực hiện thường xuyên, với tinh thần nơi nào làm tốt thì chia sẻ kinh nghiệm hay, bài học quý; nơi nào làm chưa tốt thì phân tích nguyên nhân, làm rõ khó khăn, vướng mắc, trên cơ sở đó đôn đốc, nhắc nhở, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.

Kết quả là số lượng nhà tạm, nhà dột nát được xây mới, sửa chữa tăng từng ngày. Theo báo cáo của Sở Dân tộc và Tôn giáo, đến ngày 14/5, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 2.559 hộ/2.752 hộ (xây mới 2.019 căn, sửa chữa 540 căn), đạt tỷ lệ 93%, trong đó có 1.502 căn hoàn thành đưa vào sử dụng.

Đáng ghi nhận, theo báo cáo của Sở Dân tộc và Tôn giáo, đã có huyện Đăk Tô và huyện Kon Rẫy hoàn thành hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trước thời gian. Trong đó, huyện Đăk Tô đã triển khai hỗ trợ 240 hộ/240 hộ, hoàn thành 66 hộ (xây mới 48 nhà, sửa chữa 18 nhà); huyện Kon Rẫy đã triển khai 155 hộ/155 hộ (xây mới 102, sửa chữa 53), hiện đã hoàn thành đưa vào sử dụng 100%.

Quá trình hỗ trợ nhà ở đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, không trùng lặp với các hoạt động hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; tuân thủ trình tự, thủ tục theo đúng quy định pháp luật, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

Vượt qua sự khô khan của con số thống kê, kết quả này phản ánh quyết tâm và tinh thần “thần tốc” trong thực hiện mục tiêu giàu ý nghĩa nhân văn “không để hộ gia đình nào phải sống trong nhà tạm, nhà dột nát”.

Để sớm thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, mới đây, UBND tỉnh có văn bản số 1527/UBND-KTN chỉ đạo bố trí đất xây dựng đối với hộ khó khăn về đất ở để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, UBND các huyện, thành phố rà soát ưu tiên bố trí đất ở đối với hộ có khó khăn về đất ở theo hình thức giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, miễn, giảm tiền sử dụng đất.

Khuyến khích người dân thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở hoặc các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với quy hoạch sử dụng đất sang đất ở (được miễn tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất) để kịp thời xây dựng nhà ở.

Bố trí quỹ đất công ích hiện có của địa phương để xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết theo quy định. Rà soát diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường, đề xuất thu hồi theo quy định để giao cho người dân không có đất ở.

Còn hơn 1 tháng nữa để thực hiện xóa 193 căn nhà tạm, nhà dột nát. Tin tưởng rằng, với quyết tâm cao và tinh thần “thần tốc”, tỉnh sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra đúng thời gian.

Và mỗi căn nhà mới sẽ là “một món quà”, “một tình thương”, “một mái ấm” ý nghĩa, hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng; thể hiện mục tiêu, bản chất tốt đẹp, ưu việt của chế độ ta, Đảng ta lấy “Dân là gốc”; “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong hành trình vươn lên.         

Hồng Lam

 

   

Các tin khác

  • Mong một phép màu cho người thợ xây gặp nạn
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025 tại huyện Kon Rẫy
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng theo lời dạy của Bác
  • Tinh thần “thần tốc” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mong một phép màu cho người thợ xây gặp nạn
  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by