• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Giao ban với thường trực các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và giao ban khối Đảng 6 tháng đầu năm 2022    Đoàn ĐBQH tỉnh TXCT xã Ngọk Wang (huyện Đăk Hà) và xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum)    Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh: Quyết định nhiều chủ trương quan trọng về kinh tế-xã hội    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc với thôn Làng Mới, xã Mường Hoong   

Xã hội

Trân trọng giá trị truyền thống

30/04/2022 13:04

Giá trị truyền thống là những yếu tố thuộc về vật chất, tinh thần đại diện cho cộng đồng, xã hội qua mỗi thời kỳ lịch sử, trở thành bản sắc riêng được sử dụng, gìn giữ theo thời gian: hiện vật, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, phong tục, tập quán… Nó là kết tinh của những điều tốt đẹp nhất thuộc về một dân tộc. Bởi vậy, cần thiết phải được trân trọng, giữ gìn hơn bao giờ hết.

Trân trọng giá trị truyền thống giúp mỗi người hiểu rõ hơn về cội nguồn, về quê hương, đất nước mình. Đó cũng là cách chúng ta bồi bổ cho tâm hồn mình trở nên giàu có, để sống thiện, sống đẹp. Trân trọng giá trị truyền thống là sức mạnh nội sinh kết nối bao thế hệ; là “sức đề kháng” tốt nhất để chống lại “bệnh dịch” ngoại lai trong hiện tại. Trân trọng giá trị truyền thống, mỗi người sẽ không quên nguồn cội, sẽ ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển, đẹp giàu.

Trân trọng giá trị truyền thống là sự chung tay, góp sức của mỗi cá nhân, tập thể bắt đầu từ những việc làm thiết thực. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, nhiều nền văn hóa khác nhau trong khu vực và trên thế giới đã và đang du nhập vào nước ta khiến cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc dần bị mai một, lãng quên. Trân trọng những giá trị truyền thống với mỗi người, bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé mà ý nghĩa.

Ông tôi, người đã kinh qua lửa đạn hai cuộc chiến tranh trường kỳ chống Pháp và Mỹ luôn dặn dò con cháu rằng: Trân trọng giá trị truyền thống dân tộc là phải có  lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí độc lập và tinh thần tự lực tự cường dân tộc. Thời chiến thì cầm súng đánh giặc bảo vệ đất nước; thời bình thì ra sức dựng xây, gìn giữ, phát triển đất nước. Điều này phải được thể hiện qua suy nghĩ, hành động, việc làm của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày.

Qua những câu chuyện kể của bà của mẹ, qua những bài học của thầy cô,… ai cũng nhận ra, trân trọng giá trị truyền thống còn là lòng nhân ái, bao dung; sẻ chia, đùm bọc; nghĩa tình, đồng cam cộng khổ mỗi khi gặp khó khăn, thử thách như: “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… Từ những thông điệp mang ý nghĩa nhân văn ấy, dù bất kỳ nghịch cảnh nào: thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo… nhân dân ta cũng đều chung sức, chung lòng vượt qua.

 
 Viếng Ngục Kon Tum. Ảnh: Tú Quyên

 

Trân trọng giá trị truyền thống là lòng biết ơn đối với công lao to lớn của bao thế hệ cha anh đi trước đã gầy dựng để đất nước ta hôm nay được yên bình; người người được ấm no, đủ đầy, hạnh phúc. Lòng biết ơn thể hiện qua những tấm gương cần cù, sáng tạo trong sản xuất; những con người sáng ngời về ý chí và tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Lòng biết ơn thể hiện qua việc treo cờ mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn hay việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua mỗi bài học, mỗi tác phẩm văn chương… Biết ơn những giá trị truyền thống, mỗi người sẽ biết trân trọng hiện tại và cống hiến hết mình cho tương lai đất nước.

Trong thời kỳ hội nhập, việc giao lưu, tiếp thu những yếu tố văn hóa ngoại lai mới lạ đã khiến nhiều người suy nghĩ lệch lạc rằng trân trọng những giá trị truyền thống là hoài cổ không cần thiết, là tư tưởng cổ hủ. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị thờ ơ, mai một và lãng quên trong chính các chủ nhân văn hóa, chủ nhân tương lai của đất nước. Một khi chúng ta đánh mất đi sự trân trọng đối với những giá trị thuộc về bản sắc dân tộc thì lòng tự trọng trong chính mỗi người cũng không còn, suy rộng ra là ta đã đánh mất đi chính mình.

Trân trọng giá trị truyền thống là nền tảng để tạo dựng lối sống và đạo đức đúng đắn; cũng là cách mỗi người góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Biết trân trọng những giá trị truyền thống, chúng ta mới có thể vững vàng hội nhập và phát triển.

Xanh Nguyên

   

Các tin khác

  • Triển khai thực hiện “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số”
  • Quân đoàn 3 tổ chức Hội thi điều lệnh năm 2022
  • Quán triệt về bình đẳng giới và chuyển đổi số
  • Tuổi trẻ Kon Rẫy phát huy sức trẻ xây dựng quê hương
  • Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ III, khóa XIV
  • Dự án “Chắp cánh ước mơ” hỗ trợ trên 1,423 tỷ đồng
  • PAPI dành cho ai?
  • Trẻ em luôn cần được chăm sóc và bảo vệ
  • Hạnh phúc của đôi vợ chồng khuyết tật
  • Để gia đình thực sự là “hạt nhân của xã hội”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) và xã Đăk Xú (huyện Ngọc Hồi)
  • Hội nghị “Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam”
  • Đảng ủy Quân sự tỉnh ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022
  • Triển khai thực hiện “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số”
  • Quân đoàn 3 tổ chức Hội thi điều lệnh năm 2022
  • Quán triệt về bình đẳng giới và chuyển đổi số
  • [INFOGRAPHIC] Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”
  • Người bí thư chi bộ học tập và làm theo Bác

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Khoảnh khắc gia đình
  • Khát vọng phát triển du lịch cộng đồng
  • Chùm ảnh: Tác nghiệp
  • Yên ả Kon Tu Rằng

Đất & Người Kon Tum

  • Ngon ngọt chẹ giâm của người Giẻ Triêng
  • Chẹ giâm, hay canh bột, là một trong những món ăn truyền thống của người Giẻ Triêng. Dân dã, mộc mạc cùng hương vị thơm ngon khó cưỡng, chính là nét đặc trưng mà người Giẻ Triêng luôn tự hào khi nói về món ăn này. Sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nguyên liệu của chẹ giâm đã để lại trong tôi ấn tượng khó quên ngay từ lần đầu nếm thử.
  • Giữ mãi tình yêu với mây tre
  • Chuyện ngôi làng “không ván” nơi đại ngàn Chư Mom Ray
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by