• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Xã hội

Trở lại xã Xốp

08/05/2024 06:41

Vậy là chúng tôi- những người tham gia Đoàn công tác của Hội Nhà báo tỉnh trong chuyến đi thực tế về huyện Đăk Glei lại được về với xã Xốp anh hùng, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024). Đi trên con đường rải nhựa phẳng lì dẫn về xã, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của vùng quê cách mạng.

Về với xã Xốp hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng nhận ra bộ mặt nông thôn ở xã vùng sâu này đã “thay da, đổi thịt” rất nhiều. Hệ thống đường giao thông về đến các thôn làng nơi đây cơ bản được trải nhựa và bê tông hóa phẳng lì; những căn nhà tạm bợ, dột nát dần nhường chỗ cho những ngôi nhà mới xây kiên cố, khang trang.

Xã Xốp có 4 thôn (Xốp Nghét, Xốp Dùi, Kon Liêm và Đăk Xi Na) với 562 hộ/1.962 khẩu, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 98%. Là xã vùng sâu, nằm trong thế ngõ cụt, xã Xốp gặp không ít bất lợi trong phát triển kinh tế- xã hội, nhưng những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống mạng lưới điện- đường- trường- trạm được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo đà cho sự phát triển của địa phương. Bởi vậy, giờ đây, bộ mặt kinh tế - xã hội của xã đang có những bước chuyển biến đáng ghi nhận.

Xã Xốp hôm nay. Ảnh: Đ.V

 

Ngoài việc mở rộng, tận dụng diện tích đất các khe suối để trồng thêm lúa nước, người dân xã Xốp được chính quyền và các đoàn thể chính trị- xã hội của địa phương khuyến khích, hỗ trợ phát triển mạnh trồng các loại cây dược liệu, cây mắc ca, cà phê, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm, cải tạo vườn tạp, nuôi trồng thủy sản.

Từ định hướng của chính quyền địa phương, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, đến nay xã Xốp mở rộng diện tích cây công nghiệp dài ngày lên gần 290ha và diện tích trồng cây dược liệu lên trên 86 ha, trong đó cây sâm Ngọc Linh là 6,8ha; tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có của xã Xốp là 2.108 con. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người của xã Xốp năm sau luôn cao hơn năm trước, nhiều bà con trong thôn đã mua sắm được nhiều phương tiện sinh hoạt đắt tiền như xe máy, tủ lạnh, ti vi. Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 7,3%.

Kinh tế phát triển, lĩnh vực văn hóa- xã hội được Nhà nước quan tâm đầu tư đúng mức, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động văn hóa- xã hội được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân. Việc học hành của con em, công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân ở xã Xốp ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp hàng năm đạt trên 99%; 100% thôn, làng đều có đội văn nghệ, đội cồng chiêng múa xoang, đội bóng đá, bóng chuyền.

Xã Xốp những ngày này trời nắng như đổ lửa. Những ánh nắng chói chang, vàng ươm như “mật chảy tràn” trên ngàn cây, xuyên qua những đám cà phê, những đám lúa, nhưng giữa cái nắng chói chang ấy vẫn không làm các thành viên trong Đoàn công tác chúng tôi nản lòng.

Đứng từ ban công của UBND xã Xốp nhìn xuống, tôi nhận thấy xã Xốp nằm lọt thỏm giữa cánh đồng lúa bậc thang, xung quanh là đồi núi, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, nên thơ.

Đường vào xã Xốp được nâng cấp trên 15,7 tỷ đồng vừa gắn biển công trình chào mừng 50 năm chiến thắng Đăk Pék. Ảnh: ĐV

 

Phó Bí thư Đảng ủy xã Xốp- bà Y Đóa cho biết: Kể từ khi Nhà nước đầu tư mở con đường bê tông nối xã Đăk Choong với xã Xốp, đời sống người dân ở đây đã có nhiều đổi thay, phát triển. Người dân đã biết đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước như trước đây. Hiện tất cả các thôn đều có đội cồng chiêng, thanh niên, học sinh trong xã giờ rất nhiều người biết đánh cồng chiêng và biết hát những khúc dân ca của dân tộc mình.

Chỉ vài giờ đồng hồ ngắn ngủi trở lại xã Xốp, nhưng trong lòng tôi trào dâng những cảm xúc mãnh liệt khi phải rời xa nơi đây, với bao nỗi niềm quyến luyến.

Mặc dù, trong những năm qua xã Xốp đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong phát triển kinh tế- xã hội, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được những khó khăn, trở ngại trong “hành trình phát triển”. Và Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới.

Sau bữa cơm trưa muộn, chúng tôi tạm biệt xã Xốp với những cái bắt tay ấm áp, những lời hẹn chân thành, những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau. Cả khách và chủ đều quyến luyến, bịn rịn trong giờ phút chia tay.

Chúng tôi hy vọng sẽ có những đổi thay vượt bậc trên mảnh đất còn nhiều gian khó này để đem đến ấm no, hạnh phúc cho người dân ở xã Xốp anh hùng.

Rời xã Xốp trở về huyện Đăk Glei, ngồi trên xe, anh em chúng tôi phóng tầm mắt ra xa, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng của mình về xã Xốp- vùng căn cứ cách mạng một thời hào hùng, oanh liệt- vùng đất hôm nay “đang lên xanh” từng ngày, từng giờ.     

Đắc Vinh

   

Các tin khác

  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nông dân xã Hiếu làm theo lời Bác
  • Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  • Học Bác từ những việc nhỏ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by