• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Ban Thường vụ Tỉnh ủy gặp mặt 120 lãnh đạo chủ chốt cấp xã (mới)    [EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH    Xã luận: Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh    Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam   

Xã hội

Tu Mơ Rông: Nhiều mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

06/04/2024 13:07

Sau 3 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, các cấp, các ngành ở huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng nhiều mô hình để hỗ trợ, hướng dẫn cho nhân dân. Từ các mô hình cụ thể cộng với sự hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời, nhiều hộ đồng bào DTTS ở Tu Mơ Rông đã thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Qua 3 năm triển khai Cuộc vận động, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng được 65 mô hình, chủ yếu là các mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, số hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để nuôi, trồng, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn đầu tư tái sản xuất vào thời điểm năm 2021 là 2.048 hộ, đạt tỷ lệ 50%, đến năm 2023 là 2.022 hộ, đạt tỷ lệ 81,43%.

Mô hình trồng dứa đã và đang phát huy hiệu quả. Ảnh: P.N

 

Đăk Hà là xã triển khai được nhiều mô hình nhất trong huyện, 13 thôn đều xây dựng được mô hình qua đó giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên trong cuộc sống. Ông Dương Đăng Khoa - Chủ tịch UBND xã Đăk Hà cho biết: 13 mô hình chủ yếu là phát triển chăn nuôi, dược liệu, cây ăn quả và vườn ao chuồng đã thu hút được 45 hộ nghèo, cận nghèo tham gia. Qua 3 năm triển khai, các mô hình đều đã phát huy hiệu quả. Như 2 mô hình trồng cỏ voi nuôi bò ở thôn Ngọc Leang và thôn Tu Mơ Rông, người dân trồng cỏ voi để nuôi bò, trâu và hàng năm xuất bán bò, trâu cho  lợi nhuận khoảng 30-40 triệu đồng/năm; mô hình trồng cây ăn quả ở thôn Đăk Hà trồng hơn 12 ha cây dứa, 5 ha cây táo, thu lợi nhuận hằng năm từ 100 -200 triệu đồng; mô hình vườn, ao, chuồng, rừng kết hợp ở thôn Tu Mơ Rông có lợi nhuận từ bán trâu, bò thịt từ 60-90 triệu đồng/năm.

Ông A Hai- ở thôn Tu Mơ Rông, xã Đăk Hà tâm sự: Được cán bộ huyện, cán bộ xã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ, tôi quyết định xây dựng mô hình vườn, ao, chuồng, rừng kết hợp. Hiện nay gia đình tôi chăn nuôi 20 con trâu, bò có chuồng trại, trồng 0,2ha cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn cho trâu bò, 2ha bời lời, 0,2ha ao cá, trồng 1.000 cây gáo vàng và 10.000 cây bò ma.  Sự thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm đã giúp cho gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định, có rau, cá để cải thiện bữa ăn hằng ngày. Chỉ riêng từ việc bán trâu bò mỗi năm gia đình cũng thu được 60-90 triệu đồng.

Có điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển cây dược liệu và chăn nuôi nên khi triển khai thực hiện Cuộc vận động, xã Ngọc Lây đã xây dựng được 3 mô hình: Mô hình trồng sâm Ngọc Linh gắn với quản lý bảo vệ rừng ở thôn Lộc Bông, mô hình nuôi bò ở thôn Kô Xia II và mô hình nuôi heo ở thôn Măng Rương 1. Với sự định hướng, hỗ trợ của cán bộ xã, cán bộ các thôn, các hộ nghèo, cận nghèo tham gia các mô hình  đã được tiếp cận với cách thức sản xuất, phát triển kinh tế gia đình mới và từ đó có sự thay đổi tích cực trong nếp nghĩ, cách làm, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Người dân Tu Mơ Rông mạnh dạn đầu tư trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh: PN

 

Tiêu biểu như mô hình trồng sâm Ngọc Linh gắn với quản lý bảo vệ rừng ở thôn Lộc Bông với sự tham gia của 4 hộ nghèo trên địa bàn thôn. Ông Nguyễn Anh Vũ – Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lây cho biết, qua sự định hướng của xã, người dân thôn  Lộc Bông đã xây dựng mô hình trồng sâm Ngọc Linh gắn với quản lý bảo vệ rừng. 4 hộ tham gia đều là hộ nghèo được tạo điều kiện vay vốn, được hỗ trợ kỹ thuật để trồng sâm Ngọc Linh vươn lên thoát nghèo. Như vậy, đến nay, 100% hộ (82/82 hộ) làng Lộc Bông đều trồng sâm Ngọc Linh với tổng diện tích khoảng 8 ha, tương đương khoảng 80.000 cây, chiếm hơn 60% diện tích sâm Ngọc Linh trồng trên địa bàn xã. Điều đáng mừng là qua mô hình, người dân càng nâng cao ý thức về quản lý bảo vệ rừng, các hộ dân không đốt phá rừng, phân chia nhau thường xuyên đi kiểm tra, bảo vệ diện tích rừng và diện tích sâm trồng dưới tán rừng.

Cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án cộng với việc xây dựng hiệu quả các mô hình, sau 3 năm triển khai Cuộc vận động, nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo có đời sống được cải thiện; số hộ nghèo, cận nghèo là người DTTS thoát nghèo bền vững ngày càng tăng, năm 2021 là 4.096 hộ, đạt tỷ lệ 13,74%, năm 2022 có 3.291 hộ, đạt tỷ lệ 20,60% và năm 2023 có 2.483 hộ, đạt tỷ lệ 27,90%.         

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Phát huy hơn nữa sứ mệnh cao cả
  • Không để lãng phí trụ sở sau sắp xếp
  • Ngày kỷ niệm
  • 9 sản phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng toàn quốc lần thứ XXI
  • Lễ tổng kết Học kỳ trong quân đội khóa II, lần thứ XIII năm 2025
  • Hội Nhà báo Kon Tum đoạt giải C Sản phẩm báo chí ấn tượng tại Hội Báo toàn quốc 2025
  • Giữ mãi ngọn lửa với nghề
  • Cháy mãi “lửa nghề”
  • Trách nhiệm người làm báo trong thời đại mới
  • Người bạn đồng hành tin cậy của nhân dân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy gặp mặt 120 lãnh đạo chủ chốt cấp xã (mới)
  • Phát huy hơn nữa sứ mệnh cao cả
  • Không để lãng phí trụ sở sau sắp xếp
  • Nhà thuê ở trung tâm hành chính Quảng Ngãi: Nhu cầu lớn, thị trường nhộn nhịp
  • Ngày kỷ niệm
  • Không ngừng nâng cao chất lượng tuyên truyền
  • Tổng kết 2 Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
  • Gặp gỡ 3 nhà báo “Chiến sĩ Trường Sa”

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Nơi dòng thời sự không ngừng chảy
  • [EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
  • Ðồng vốn nhỏ, chắp cánh giấc mơ lớn
  • Chùm ảnh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào DTTS

Đất & Người Kon Tum

  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by