• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị   

Xã hội

Tu Mơ Rông: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xóa nghèo cho đồng bào DTTS

03/12/2024 13:02

Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Tu Mơ Rông lãnh đạo cả hệ thống chính trị tập trung làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm để nâng cao thu nhập, từng bước tiến tới xóa nghèo cho nhân dân.

Đồng chí Ka Ba Thành- Bí thư Huyện ủy cho biết, sau khi có Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24/2/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động), Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Trong đó, tập trung hướng về cơ sở với việc tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, nhằm huy động các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia về chính sách tín dụng ưu đãi và từ nội lực trong nhân dân mạnh dạn đầu tư vay vốn, thông qua các nguồn vốn vay lãi suất thấp từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Theo đó, tính đến tháng 10/2024, toàn huyện có 1.912 hộ đồng bào DTTS vay gần 370 tỷ đồng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Tổ hợp tác thôn Tu Mơ Rông, xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh: N.H

 

Theo đó, trong 3 năm qua, toàn huyện xây dựng được 83 mô hình thực hiện Cuộc vận động trên các lĩnh vực về kinh tế. Tiêu biểu là ở xã Đăk Tờ Kan xây dựng mô hình “Trồng cây cà phê vối” tại thôn Kon Hnông, có 5 hộ dân tham gia trồng 1,2ha, được xã hỗ trợ 13,5 triệu đồng; mô hình “Trồng cây cao su” tại thôn Tê Xô Trong có 3 hộ dân tham gia trồng 3ha, được xã hỗ trợ 10 triệu đồng. Đến nay, các mô hình trồng cây cao su và cây cà phê đều sinh trưởng tốt. Đây là những mô hình được người dân học tập kinh nghiệm để thay thế dần việc trồng cây mì có năng suất thấp do đất bạc màu.   

Ở mô hình “Trồng cây sâm Ngọc Linh dưới tán rừng” tại thôn Tu Mơ Rông, xã Tu Mơ Rông, có 66 hộ đồng bào DTTS tham gia trồng trên 2.000 cây sâm Ngọc Linh. Đến nay, cây sâm Ngọc Linh đang phát triển tốt. Đây là mô hình tiêu biểu được xây dựng từ năm 2021, bằng nguồn kinh phí nhà nước chi trả dịch vụ môi trường rừng của thôn phân chia cho các hộ trong thôn tự nguyện trích ra làm mô hình trồng chung tập thể.

Ngoài ra, đồng bào DTTS huyện còn tham gia nhiều mô hình trồng cây dược liệu quý, cây công nghiệp để tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Theo đó, bà con các DTTS huyện trồng được 84,88ha sâm Ngọc Linh, 1.183,64ha cây dược liệu khác; trên 1.700ha cà phê catimo, 120ha cao su, 830ha rừng sản xuất đã cho thu nhập. Ngoài ra, toàn huyện nuôi được trên 6.200 con trâu, 7.560 con bò, 7.400 con heo, 250 con dê, gần 40 ngàn con gia cầm. Trong sản xuất, bà con biết áp dụng khoa học-kỹ thuật, không còn trồng cây theo kiểu “nhờ trời”, chăn nuôi “thả rông”, nên hiệu quả kinh tế cao hơn trước. 

Chủ tịch UBND xã Đăk Tờ Kan Trần Thanh Hoàng thăm mô hình trồng cây cà phê của anh A Định ở thôn Tê Xô Ngoài. Ảnh: NH

 

Thông qua thực hiện Cuộc vận động, nhận thức đồng bào DTTS từng bước có sự thay đổi theo hướng tích cực, biết tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ của nhà nước và nguồn lực của gia đình, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất và từng bước đẩy lùi các hủ tục, phong tục không còn phù hợp.

Cụ thể, tính đến đầu năm 2024, toàn huyện có 1.978 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững, chiếm 79,66%; có 2.022 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo biết áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để nuôi, trồng và biết chi tiêu hợp lý để tích luỹ vốn tái đầu tư sản xuất, chiếm 81,43%; có 1.340 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, chiếm 53,96%; có 693 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã, chiếm 27,72% tổng số hộ của huyện. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 52,11% năm 2021 xuống còn 30,36% năm 2024.

Bí thư Huyện ủy Ka Ba Thành cho biết, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền tiếp tục tăng cường các giải pháp để thực hiện thắng lợi các nội dung, chỉ tiêu của Cuộc vận động, gắn với việc thực hiện các chỉ thị, kết luận, nghị quyết của Đảng, các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động khác do các cấp phát động. Tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền liên tục, nhằm khơi dậy ý chí chủ động tự vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS;  hướng dẫn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, xây dựng và nhân rộng các mô hình, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đồng chí cấp ủy phụ trách địa bàn xã, cũng như vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương; phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên ở cơ sở, các điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, các cá nhân uy tín, người tiêu biểu trong cộng đồng, coi đây là lực lượng xung kích quan trọng trong việc triển khai thực hiện Cuộc vận động để giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm phù hợp với thực tế ở địa phương.        

Nguyên Hà

   

Các tin khác

  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
  • Thanh niên xung kích chuyển đổi số
  • Ngày hội tư vấn giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2025
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy
  • Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Trương Thị Linh thăm và trao nhà Đại đoàn kết tại xã Ngọc Linh
  • Sách, người bạn đồng hành học tập suốt đời
  • Họp Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Kon Tum lần thứ XIII
  • Tinh thần “thần tốc” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mong một phép màu cho người thợ xây gặp nạn
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
  • Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lấy ý kiến trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh
  • Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
  • Sa Thầy: Đẩy mạnh ngăn chặn xe máy độ chế tham gia giao thông
  • Thanh niên xung kích chuyển đổi số

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by