• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Vai trò của Tỉnh ủy Kon Tum trong chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh

24/04/2021 06:04

Cách đây gần nửa thế kỷ, trên chiến trường tỉnh Kon Tum, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh vang dội, mang tính bước ngoặt quyết định trong kế hoạch hoạt động Chiến dịch Xuân - Hè 1972, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ - Ngụy của quân, dân Kon Tum đến gần hơn với đỉnh cao thắng lợi giải phóng hoàn toàn. Yếu tố quyết định đưa đến thắng lợi này bên cạnh sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Khu ủy V và vai trò chỉ đạo vô cùng quan trọng của Tỉnh ủy Kon Tum.

Trước tiên, để đảm bảo tuyệt đối bí mật cho Chiến dịch, ngày 01/01/1972, Tỉnh ủy đã ra Thông báo đặc biệt chỉ đạo cho các ban, ngành, giới, huyện, xã, các đội công tác, các đơn vị bộ đội địa phương... trong quá trình trao đổi thư tín giấy tờ, công văn không dùng “Chiến dịch Xuân - Hè” mà dùng mật danh “VK35”. Tỉnh ủy đặc biệt chú trọng đến việc giải quyết vấn đề dân sinh. Ngay từ cuối năm 1971, tỉnh đã có kế hoạch bố trí, sơ tán dân xa khu vực dự kiến tác chiến, bí mật vận động dân tại các địa bàn đưa về các làng cũ hoặc vùng căn cứ của tỉnh để đảm bảo an toàn tính mạng.

Tại Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng ngày 24-28/01/1972, trên cơ sở những mặt làm được và chưa được của công tác chuẩn bị bước đầu cho chiến dịch, Tỉnh ủy đã kịp thời đánh giá, phân tích tình hình đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác tiếp theo. Ngay sau Hội nghị, Tỉnh ủy tiếp tục khẩn trương chỉ đạo các mặt công tác.

Một là, ban hành các quyết nghị thành lập các tổ chức Đảng trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ phục vụ chiến dịch và công tác tiếp quản sau khi chiến dịch giành thắng lợi.

Khu tượng đài chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh. Ảnh: Quang Vinh 

 

Ngày 28/01/1972, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết nghị về thành lập Đảng ủy khu vực X (mật danh M2 quyết thắng), bổ sung 7 đồng chí vào Đảng ủy khu vực X. Đảng ủy X đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Tỉnh ủy và có nhiệm vụ chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho kế hoạch tấn công, nổi dậy và xây dựng ở khu vực thị xã Kon Tum; trực tiếp chỉ đạo Ban cán sự phía trước của 2 huyện H16 (nay là huyện Kon Rẫy) và H29; chỉ huy, lãnh đạo các lực lượng ra hoạt động ở khu vực hoàn thành nhiệm vụ giành thắng lợi cao nhất theo phương hướng, quyết tâm của Đảng.

Ngày 6/02/1972, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết nghị số 18/QN và số 19/QN về thành lập Đảng ủy hoạt động khu vực S, Z và Quyết nghị số 15/QN thành lập Chi bộ đặc biệt dưới sự quản lý của Đảng ủy khu vực Z. Theo đó, Đảng ủy khu vực S được thành lập gồm 5 đồng chí, trực tiếp chỉ đạo Ban cán sự H5 (nay là Thành ủy Kon Tum) xâu đầu mối chỉ huy các cánh hoạt động khớp với kế hoạch đã định và phối hợp hiệp đồng thống nhất chỉ huy, lãnh đạo các lực lượng chính trị, vũ trang địa phương cùng với quân đội chủ lực hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tấn công - nổi dậy và xây dựng theo phương hướng, ý đồ quyết tâm của Đảng.

Đảng ủy khu vực Z gồm 5 đồng chí, có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm, tra mọi mặt chuẩn bị của H80 (nay gồm huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông và một số xã của huyện Ngọc Hồi) theo phương án kế hoạch tấn công, nổi dậy và xây dựng khu vực Z đã được Thường vụ Tỉnh ủy xét duyệt; trực tiếp chỉ đạo các Ban cán sự phía trước của H80 hoạt động khớp với kế hoạch đã quy định về phối hợp, hiệp đồng và thống nhất chỉ huy, lãnh đạo các lực lượng chính trị, vũ trang của địa phương hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tấn công, nổi dậy và xây dựng theo phương hướng, quyết tâm của Đảng.

Chi bộ đặc biệt trực thuộc Đảng ủy H80. Chi bộ này đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy hoạt động khu vực Z, nhiệm vụ chủ yếu là lãnh đạo tốt công tác tư tưởng, tổ chức, bám chặt 7 yêu cầu nâng cao chất lượng đảng viên, để xây dựng Đảng viên và quần chúng thuộc phạm vi chi bộ phụ trách, đảm bảo hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ công tác theo chức năng, trách nhiệm của từng người.

Đồng thời, để chuẩn bị cho công tác tiếp quản sau khi hoàn thành chiến dịch, Tỉnh ủy ra Quyết nghị 48/QN về thành lập Ủy ban quân quản khu vực Đăk Tô - Tân Cảnh, có nhiệm vụ tiếp quản khu vực mới giải phóng, truy kích địch, điều hành mọi hoạt động hành chính, kinh tế, văn hoá - xã hội tại khu vực mới giải phóng, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng đạt được.

Xe thồ chở hàng phục vụ chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh. Ảnh tư liệu 

 

Hai là, chỉ đạo huy động nhân, vật lực, đảm bảo hậu cần chiến lược phục vụ chiến dịch.

Với tinh thần đó, ngày 31/01/1972, Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch 04/VP về công tác giao vận phục vụ VK35. Trong đó huy động lực lượng dân công các H80, H16, H29, H67 vận chuyển 281 tấn hàng các loại, vận động dân công hỏa tuyến, đào mới 42 km đường thồ, mở rộng bệnh xá B1 lên 300 giường bệnh. Với tổng số lượt người huy động là 2.414 tương đương với 114.376 công.

Ngày 16/02/1972, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết nghị 28/QN về huy động lực lượng phục vụ VK35, theo đó huy động 100 cán bộ thuộc các cơ quan tỉnh và các H16, H29, H67 (nay là địa bàn huyện Sa Thầy, Ia H’Drai và một số xã của huyện Ngọc Hồi), H80 mỗi đơn vị từ 15 - 30 người.

Ngày 12/3/1972, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Quyết nghị 92/QN về huy động 15 cán bộ y tế xã, thôn (là y tá, hộ sinh, vệ sinh viên) thuộc huyện H67 cùng với cơ số thuốc tự sản xuất được tại xã, thôn để phục vụ chiến dịch.

Ba là, về công tác chỉ đạo lực lượng quân sự địa phương, tổ chức hợp đồng tác chiến với các cánh quân chủ lực ở các khu vực chiến trường trên toàn tỉnh.

Tỉnh ủy chỉ đạo đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ trước khi ra trận. Đồng thời, chỉ đạo tăng cường huấn luyện kỹ chiến thuật cho các lực lượng; triển khai công tác bảo đảm vật chất cho bộ đội và du kích; tăng cường quân số; bổ sung lực lượng y, bác sĩ Tỉnh đội phục vụ chiến dịch. Các Tiểu đoàn đặc công 406, Tiểu đoàn bộ binh 304, các huyện đội được tăng cường quân số sẵn sàng chiến đấu, bố trí chốt giữ và tấn công tại các hướng theo yêu cầu.

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, những tháng đầu năm 1972, cùng với chiến trường toàn miền Nam, Tỉnh đội Kon Tum, các đảng ủy khu vực, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đã bám sát địa bàn, nắm chắc lực lượng phân công lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên địa bàn tỉnh khắc phục khó khăn, tích cực huy động sức người, sức của, đảm bảo hậu cần chiến lược chuẩn bị phục vụ chiến trường giành thắng lợi quyết định. Cả mặt trận bừng bừng khí thế sẵn sàng với quyết tâm giành thắng lợi cao nhất.

Theo kế hoạch tác chiến, từ những ngày nửa cuối tháng 3 và đầu tháng 4/1972, Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo các đơn vị lực lượng Tỉnh đội phối hợp quân chủ lực Mặt trận Tây Nguyên (B3) và Quân khu V liên tiếp mở những đợt tấn công vào các cứ điểm, mục tiêu quan trọng: tiêu hao, tiêu diệt địch trên đường 14 (đoạn qua Chư Pah); ấp Đăk Lung, Đăk Chu; trận địa pháo ở Đăk Kan Peng; căn cứ Đen-ta (điểm cao 1049); diệt gọn địch tại căn cứ Sạc Ly (điểm cao 1015), trận địa pháo Kon Trang Long Loi; đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 23 biệt động quân, diệt gọn 2 đại đội xe bọc thép của Trung đoàn thiết giáp 14, chặn đường vận chuyển của địch từ thị xã Kon Tum cho Đăk Tô - Tân Cảnh. Thắng lợi của những trận đánh này đã tạo thế bao vây, cô lập hai cụm phòng ngự mạnh nhất của địch  Đăk Tô - Tân Cảnh và thị xã Kon Tum.

Ngày 21/4/1972, các Tiểu đoàn 304 và 406 của Tỉnh đội Kon Tum cùng 4 đại đội độc lập và 1.500 du kích địa phương phối hợp cùng bộ đội chủ lực B3 và Quân khu V tấn công căn cứ Đăk Tô - Tân Cảnh. Sau 3 ngày chiến đấu cam go, ác liệt, đến ngày 24/4/1972 ta đã tiêu diệt gọn căn cứ Đăk Tô - Tân Cảnh. Trên đà thuận lợi, ta tiến đánh về khu vực phía Bắc thị xã Kon Tum, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề. Tuy chưa giành được thắng lợi cuối cùng là giải phóng thị xã Kon Tum như dự kiến của Tỉnh ủy nhưng thắng lợi chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh đã giải phóng hoàn toàn một vùng đất đai rộng lớn ở phía Bắc tỉnh Kon Tum với 2,5 vạn dân, tạo đà để ta tiếp tục phát triển lực lượng tiến lên giải phóng toàn tỉnh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Như vậy, trước, trong và sau chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh, Tỉnh ủy luôn bám sát chủ trương chỉ đạo của trên, nắm chắc tình hình, chủ động chỉ đạo tiến hành mọi mặt công tác trong tỉnh. Sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát, linh hoạt, chắc chắn của Tỉnh ủy Kon Tum là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thắng lợi to lớn của Chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh. 

Trần Thị Sáu

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by