• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Việc làm và bình đẳng giới

28/11/2023 13:20

Việc làm, với vai trò là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, có tác động rất đáng kể đến thực hiện bình đẳng giới, thông qua cải thiện sinh kế và giảm nghèo.

Đang làm công nhân ở Bình Dương, kết hôn được một thời gian, O. theo chồng về sinh sống tại thôn Kon Tu 2, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum.

Ở quê chồng, lạ đất lạ người, lại thêm con nhỏ, O. chấp nhận không tìm việc làm, ở nhà chăm bố mẹ chồng đã già yếu và con nhỏ. Cả gia đình sống dựa vào thu nhập từ nghề làm sắt của chồng cô.

O. cảm nhận rất sâu sắc rằng mình không có tiếng nói trong gia đình. Mọi chuyện đều do anh chồng quyết định. Đôi khi, chồng cô nặng nhẹ về chuyện tiền bạc, chi tiêu, thậm chí có ý so sánh, nói cô “thua chị kém em”.

Nhưng vì sống phụ thuộc về kinh tế nên O. đành chịu đựng. Lâu dần, cô chỉ như cái bóng, lặng lẽ làm việc nhà, coi đó là bổn phận, và chưa bao giờ dám nghĩ đến việc thay đổi.

Nữ giới đang chịu những bất bình đẳng trong việc làm, thu nhập. Ảnh: H.L

 

Cho đến một ngày, O. nhận thấy rằng, mình không thể sống trong tình trạng này mãi, mà phải tìm việc làm, có thu nhập. Không chỉ để “giải phóng” mình, mà còn để có thêm nguồn thu nhập lo cho gia đình.

Và người giúp O. nhận ra điều ấy chính là những chị em trong xóm. Không chỉ trò chuyện, động viên, khích lệ O., chị em còn gặp gỡ để giải thích, vận động chồng cô đồng ý cho cô tìm việc làm. 

Từng là thợ may lành nghề, được sự hỗ trợ của chị em, O. mua máy may,  mở một tiệm may nhỏ nhận may, sửa quần áo cho các hộ gia đình trong xóm. Tiếng lành đồn xa, chỉ sau ít tháng, tiệm may của cô đã có khá đông khách, đem lại thu nhập ổn định. 

Không chỉ những người xung quanh, mà chính O. cũng nhận thấy rằng, từ ngày có việc làm, có thu nhập, mình mới có tiếng nói rõ ràng hơn trong gia đình, nhất là với… chồng.

O. chỉ là một trong rất nhiều phụ nữ đã và đang phải chịu đựng bất bình đẳng giới, cả trong gia đình và ngoài xã hội. Mà nguyên nhân chính là do không có việc làm.

Có thể nói việc làm là phương tiện thúc đẩy bình đẳng giới và chuyển hóa bình đẳng giới thành các tiến bộ xã hội - kinh tế. Việc làm tăng khả năng lựa chọn cho phụ nữ, hỗ trợ gia đình họ và giúp phụ nữ tham gia chủ động hơn vào cộng đồng của mình. 

Một khi phụ nữ được tiếp cận và có việc làm sẽ cải thiện thu nhập và nâng cao quyền tự chủ cũng như tiếng nói để giữ vai trò tích cực hơn trong đời sống cá nhân và cộng đồng

Trên thực tế, vấn đề việc làm cho lao động nữ đã có nhiều cải thiện trong những năm gần đây. Chênh lệch trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ ở mức thấp, trong khi tỷ lệ lao động nữ khá cao.

Chú trọng tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn, vùng DTTS. Ảnh: HL

 

Thông tin từ Cục Thống kê tỉnh cho thấy, đến hết năm 2022, tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động chiếm 48,3% (157.524 người). Tỷ lệ lao động có việc làm giữa nam và nữ chênh lệch không đáng kể, ở mức 0,46 điểm phần trăm (99,46% và 99,0%).

Việc làm cho lao động nữ rất đa dạng. Họ có thể tham gia ở hầu hết các công việc trong đời sống xã hội, tập trung ở các lĩnh vực hành chính sự nghiệp, công nghiệp nhẹ, thương mại và dịch vụ.

Tuy nhiên, cơ hội việc làm của phụ nữ trong một số phương diện khác của thị trường lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Chênh lệch tiền lương tiếp tục tồn tại do sự phân chia trong nghề nghiệp; phân biệt đối xử với phụ nữ tại môi trường làm việc cũng hạn chế lựa chọn nghề nghiệp của lao động nữ.

Bên cạnh đó, dù đã cải thiện rõ rệt hơn, nhưng cho đến nay, chuẩn mực xã hội vẫn cho rằng trách nhiệm chăm sóc gia đình thuộc về phụ nữ. Và trên thực tế, phụ nữ phải dành nhiều giờ chăm sóc gia đình hơn nam giới.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trung bình mỗi tuần, phụ nữ phải dành 35 giờ để làm việc nhà, cao hơn nhiều so với mức trung bình 21 giờ của nam giới. Nhiều nam giới còn thừa nhận ít khi, thậm chí “nói không” với việc nhà, vì “đó là việc của phụ nữ”.

Đối với phụ nữ không được học hành, hoặc có trình độ giáo dục thấp, phụ nữ vùng nông thôn, vùng DTTS, họ gần như phải dành phần lớn thời gian trong ngày để làm những công việc không có thu nhập trong gia đình.

Những công việc gia đình đã hạn chế cơ hội tiếp cận thị trường lao động của phụ nữ, hoặc có thể đẩy phụ nữ vào những công việc được trả lương thấp để đổi lấy việc dành nhiều thời gian chăm lo gia đình hơn.

Cũng chính vì vậy, bất bình đẳng trở nên nghiêm trọng, khi họ yếu thế, dễ bị “bắt nạt” hơn, thậm chí là hoàn toàn không có quyền lên tiếng.

Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động nữ là vấn đề quan trọng, tạo cho lao động nữ cơ hội được độc lập về kinh tế và phát triển các mối quan hệ, làm tăng tính bình đẳng trong xã hội.

Để thực hiện mục tiêu này, cần đẩy mạnh triển khai nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất lợi của lao động nữ trong quá trình tìm việc làm và tự tạo việc làm.

Trong đó bao gồm nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ giới thiệu việc làm; hỗ trợ vốn vay để tạo việc làm; đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề cho lao động nữ.

Ngoài ra, cần thực hiện các bước nâng cao chất lượng việc làm hiện có dành cho phụ nữ trong các lĩnh vực nông nghiệp truyền thống và mô hình nông hộ.

Ví dụ, khuyến khích phát triển các mô hình phụ nữ khởi nghiệp, thành lập hợp tác xã nông nghiệp có sự tham gia của phụ nữ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao, từ đó tăng thu nhập.

Điều này cũng sẽ cho phép phụ nữ cân bằng việc nhà và thu nhập với nam giới, hoặc mở rộng cơ hội tìm việc làm ở lĩnh vực mà họ am hiểu.

Đồng thời, tạo điều kiện để mỗi phụ nữ đều chủ động được cuộc sống của bản thân họ, đáp ứng được các yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy bình đẳng giới.         

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
  • Y Choai và giấc mơ dệt lại cuộc đời
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế
  • Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND và Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
  • Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5
  • [INFOGRAPHIC] Bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by