• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Vợ xuất khẩu lao động, chồng quán xuyến việc nhà

21/01/2018 21:37

​Thống kê chưa đầy đủ, 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh có gần 1.000 lao động; trong đó, khoảng 650 lao động là phụ nữ DTTS đã đi xuất khẩu lao động với mong ước cải thiện cuộc sống gia đình. Thay vợ, những người chồng đảm nhận cả vai trò làm cha, làm mẹ để chăm sóc các con và quán xuyến việc nhà.

Năm 2016, anh A Long ở xã Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô) có vợ Y Ngăm đăng ký đi xuất khẩu khẩu lao động ở Ả Rập Xê Út. Đến nay, chị đã xa quê hương được 2 năm. Ngần ấy thời gian không có vợ ở nhà, anh Long đã phải sắp xếp thời gian đi rẫy, chăm sóc 2 con nhỏ đang tuổi đến lớp và quán xuyến cả việc đối nội, đối ngoại khi cần.

Đều đặn hàng tháng vào một ngày cố định, anh Long xong việc đưa các con đến trường đã tranh thủ về huyện Đăk Hà nhận tiền vợ chuyển từ nước ngoài về, (thông qua công ty đưa chị Ngăm đi làm việc). Gặp anh tại đây, A Long chia sẻ, gia đình chỉ có 2 sào đất sản xuất lúa, vợ chồng không có nghề nghiệp ổn định, nên cuộc sống quá khó khăn khi sinh lần lượt 2 con nhỏ dưới 10 tuổi. Ngăm đi làm ở nước ngoài, suốt thời gian làm việc ở đấy, vợ của anh may mắn được chủ sử dụng lao động quan tâm. Hai tháng một lần, số tiền lương cộng thêm các khoản cho khác gần 16 triệu đồng được gửi về Việt Nam. Đến nay, anh đã có 4 lần nhận các khoản tiền vợ chuyển về để trang trải mọi sinh hoạt trong nhà.

A Long trò chuyện và nhận tiền vợ gửi lương lao động ở nước ngoài về (thông qua tài khoản nhận dùm của cán bộ công ty hoạt động XKLĐ). Ảnh: M.T

 

Anh đã sử dụng 35 triệu đồng trong tổng số gần 100 triệu đồng do vợ gửi về để mua 2 con bò mẹ sinh sản, với hy vọng phát triển thành đàn gia súc lớn. Anh còn thông tin, lúc rảnh rỗi, vợ chồng còn điện thoại, bàn bạc sẽ xây nhà trong năm 2018, khi các khoản tiền lương của chị được chuyển về thêm. "Em cũng gọi điện thoại động viên Ngăm cố gắng làm việc tích cóp ít vốn  để dành mua đất sản xuất. Bản thân em ở Kon Tum cũng nỗ lực chịu khó đi làm thêm, lo cho 2 con có cuộc sống tốt hơn" - Long nói thêm. 

Vợ chồng chị Y Ngol ở xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum) còn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hơn gia đình trẻ A Long. Đó là, bố mẹ chồng chị Y Ngol đã lớn tuổi, quanh năm đau ốm. “Gần 10 năm lấy nhau, vợ chồng không có tài sản gì quý giá. Ngôi nhà đang ở cũng thuộc đất của bố mẹ. Năm 2015, vợ chồng thấy quá khó tìm việc ổn định, nên cả hai quyết định đăng ký tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” - anh A Linh (chồng chị Y Ngol) tâm sự.

Tuy nhiên, sau thời gian đi phỏng vấn, chị Ngol được tuyển dụng. Anh Linh đã  quyết định để vợ đi xuất khẩu lao động. 3 năm qua, anh đã thay chị đưa đón các con đi học hàng ngày. Công việc nấu nước, quét dọn nhà cửa và chăm sóc bố mẹ thường xuyên đau ốm lúc trước Y Ngol đảm đương, nay anh Linh phải xắn tay tự giải quyết. Anh Linh kể: Khi vợ mới đi, tôi đi chợ mua mớ cá, bó rau cũng hơi...xấu hổ. Nhiều lúc mua thứ này, lại quên thứ khác. Một ngày đi chợ tới lui đến vài lần. Hôm khác giặt đồ cho cả nhà, các con cứ ca thán giặt quần áo không sạch bằng mẹ...

Anh Linh chịu cảnh vất vả quán xuyến việc nhà gần 3 năm qua, nhưng đổi lại, chị Y Ngol đi làm ở Ả Rập Xê út gửi tiền về từ 9 - 10 triệu đồng/tháng. Số tiền này cũng đủ anh chi tiêu cho 5 nhân khẩu ở nhà. Bản thân anh còn tranh thủ đi làm thuê để cố gắng tích cóp cùng vợ, chăm các con học hành đạt loại khá giỏi ở địa phương.

Anh còn tâm sự, vợ  hy sinh, xa chồng con, xóm làng đi làm, kiếm tiền ở nước ngoài không có người quen bên cạnh, khó khăn, vất vả bội phần. Vậy nên tôi cố gắng thật nhiều, vì đó còn là tình thương và trách nhiệm với thành viên còn lại của gia đình.

 Chị T.T.M.H - Cán bộ của Văn phòng đại diện Công ty Thăng Long hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh cho hay, từ  năm 2015 đến nay, đã tuyển hơn 70 lao động đi làm việc ở ngoài, thì trong đó có khoảng 50 phụ nữ chủ yếu là giúp việc gia đình tại Malaysia và Ả Rập Xê út.

Chị H cũng nhận xét, quá trình tư vấn lao động nữ đi làm việc xa quê hương, công ty chị thường tổ chức nói chuyện với cả gia đình hiểu rõ mục đích, thông điệp tốt đẹp của việc đi xuất khẩu lao động là cải thiện, nâng cao mức sống. Qua đó, không ít nam giới tại các làng DTTS có ý thức vươn lên, sẵn sàng cho vợ đi làm thêm, tăng thu nhập cho gia đình. Nhiều người còn nói vui việc nấu cơm, giặt quần áo, đưa đón các con có thể lúc đầu sẽ khó khăn, nhưng không thể không vượt qua được.

Đánh giá của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, vài năm trở lại đây, nhiều gia đình DTTS có người thân xuất khẩu lao động đã có sự chuyển biến tích cực về tăng thu nhập, nâng cao ý thức và tay nghề đào tạo. Tuy nhiên, ông A Kang - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng nhận xét: Bên cạnh ưu điểm là tạo thói quen, tính tích cực và có thu nhập ổn định qua lao động cho bà con thì qua báo cáo của các phòng chuyên môn, qua phản ánh cơ sở, vẫn có trường hợp vợ đi xuất khẩu lao động gửi tiền về, người chồng lại đưa tiền đi uống rượu, tiêu xài phung phí.

Chung phản ánh của ngành chức năng, chị T.T.M.H cũng chia sẻ, bản thân chị đã phải đứng ra can thiệp 4 trường hợp phụ nữ đi làm nước ngoài gửi tiền về, nhưng chồng đến đơn vị ký nhận 10 - 20 triệu đồng mang ra quán nhậu mời bạn bè. Có trường hợp con rể thường xuyên say rượu, bố mẹ vợ thấy xót thương đồng tiền làm lụng quá cực khổ của con gái ở nước ngoài chuyển về, nên đã xuống công ty đề nghị liên lạc với con gái, thống nhất nguồn tiền lương của lao động chuyển về không đưa cho chồng, ngược lại khoản tiền này được trả nợ gốc, lãi nguồn vay hộ nghèo mà gia đình nợ nần các năm trước. “Đây là mặt tiêu cực cần có hướng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người chồng. Để việc này không tăng gánh nặng lo lắng cho người lao động xa nhà, dẫn đến không phát huy năng lực làm việc, phá vỡ hợp đồng trước thời hạn và ảnh hưởng đến hoạt động chung của xuất khẩu lao động trên địa bàn” - chị H đề xuất.

Mai Trâm

 

   

Các tin khác

  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Bố trí đất cho hộ khó khăn về đất ở để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by