• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam    Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại các huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei    Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013    Tập huấn công tác tổ chức xây dựng Đảng, MTTQ, đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tiếp xúc cử tri tại huyện Kon Plông   

Xã hội

“Xóa mù” về chuyển đổi số

14/04/2025 06:00

Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yêu cầu khách quan của sự phát triển. Việc phổ cập kiến thức, kỹ năng cho người dân trên nền tảng công nghệ số trở thành nhiệm vụ thiết yếu.

 
Việc phổ biến, hướng dẫn người dân sử dụng công nghệ số ngày càng được quan tâm. Ảnh: TH

 

Cách đây 80 năm, sau khi giành được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 03/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến dịch “Chống nạn mù chữ”. Đây được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng chỉ sau “chống nạn đói” vì theo Bác “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Sau đó, phong trào “Bình dân học vụ” đã được phát động (vào ngày 8/9/1945) và nhanh chóng lan rộng trong cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra bản hiệu triệu đồng bào tham gia chống nạn mù chữ, khuyên người chưa biết chữ phải thi đua đi học, những người đã biết phải thi đua dạy học. Các lớp học bình dân được mở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược đã giúp hàng triệu người dân  thoát khỏi nạn mù chữ.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, Đảng, Nhà nước xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ này, ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 749/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột chính là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Để tạo động lực, phát huy, khai thác sức mạnh của khoa học công nghệ, đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây được xem là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn một bộ phận lớn người dân chưa được trang bị đầy đủ tri thức và kỹ năng về công nghệ số. Vì vậy, việc “xóa mù” về công nghệ, chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Từ đó, một phong trào “bình dân học vụ mới” - “Bình dân học vụ số” ra đời với sứ mệnh phổ cập kiến thức, kỹ năng số đến mọi tầng lớp nhân dân, góp phần hình thành chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Để lan tỏa ý nghĩa, tinh thần và huy động cả hệ thống chính trị tích cực chung tay hưởng ứng phong trào đặc biệt ý nghĩa này, mới đây (ngày 26/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động phong trào “Bình dân học vụ số” và ra mắt nền tảng binhdanhocvuso.gov.vn. nhằm phổ cập tri thức công nghệ, kỹ năng số cho toàn dân. 

Trong phong trào “Bình dân học vụ” năm xưa, những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công là  ý chí, quyết tâm, tinh thần đoàn kết đã giúp đông đảo người dân thoát khỏi mù chữ, tiếp cận tri thức. Từ phong trào ấy, có thể thấy, trong công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng và thực hiện chuyển đổi số quốc gia hiện nay, để tiếp cận, thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, mỗi người dân, trước hết là mỗi cán bộ, đảng viên, công chức cần nêu cao tinh thần chủ động học hỏi, chia sẻ với nhau.

Trong bài viết Học tập suốt đời, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, tạo nên sự biến cách to lớn trong đời sống xã hội, đặt ra những yêu cầu mới, nhu cầu mới, nhiệm vụ mới, suy nghĩ mới, hành động mới với mỗi người dân Việt Nam. Cách mạng 4.0 đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có, học tập suốt đời là đòi hỏi cấp thiết đối với từng cá nhân, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, để thích nghi và bắt nhịp với “guồng quay” hối hả của nhịp sống “vũ bão” thời khoa học và công nghệ 4.0 và X.0, mọi công dân cần phải tham gia tích cực phong trào “học tập số”, phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học công nghệ, kiến thức số.

Trong kỷ nguyên số và hướng tới một xã hội thông minh, mỗi người cần chủ động học hỏi và thích nghi để không bị bỏ lại phía sau. “Bình dân học vụ số” chính là giải pháp, hành trình giúp nuôi dưỡng năng lực số cho mỗi người.

Thùy Hương

   

Các tin khác

  • Xây dựng nông thôn mới - Tuyên truyền đi trước một bước
  • Huyện Đăk Hà: Sơ kết Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Chương trình Học kỳ trong quân đội đợt 2 năm 2025
  • Viết báo bằng AI
  • Lan tỏa tinh thần hiến máu tình nguyện
  • Nhân dân đồng thuận, tin tưởng, kỳ vọng tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ phát triển mạnh mẽ
  • Ôn thi “nước rút” cho học sinh lớp 12
  • Vì trẻ em
  • Làm gì để chống ô nhiễm nhựa?
  • Gia đình hiến máu tình nguyện tiêu biểu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Báo chí Kon Tum chung sức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
  • Phát huy vai trò “chiến sĩ” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Tỉnh Quảng Ngãi (mới) có 96 đơn vị hành chính cấp xã
  • Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
  • Gặp mặt và giao lưu pickleball nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Xây dựng nông thôn mới - Tuyên truyền đi trước một bước

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Ðồng vốn nhỏ, chắp cánh giấc mơ lớn
  • Chùm ảnh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào DTTS
  • Chùm ảnh: Tác nghiệp ở cơ sở - những khoảnh khắc đáng nhớ
  • Chùm ảnh: Trung đoàn 990- Hoàn thành huấn luyện chiến sĩ mới

Đất & Người Kon Tum

  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Các DTTS ở Kon Tum như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Gié – Triêng, Rơ Măm, Brâu, sở hữu kho tàng văn hóa truyền thống phong phú. Trong đó, sử thi (còn gọi là trường ca) là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, không chỉ là những câu chuyện dài được kể bằng lời hát, mà còn thể hiện cách nhìn nhận thế giới, cuộc sống và những điều nhân văn trong cộng đồng mỗi dân tộc.
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by