• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

KỶ NIỆM 71 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CƠ QUAN LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC (3/5/1946-3/5/2017)
​Chăm lo đời sống đồng bào DTTS

03/05/2017 07:57

​Toàn tỉnh hiện có 70 người làm công tác dân tộc; cấp tỉnh có Ban Dân tộc; 9/10 huyện, thành phố có Phòng Dân tộc (riêng huyện Ia H’Drai chưa thành lập). Thời gian qua, các cơ quan làm công tác Dân tộc trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả, tham mưu giúp UBND các cấp quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách đối với đồng bào DTTS trên địa bàn.

Ông Ka Ba Thành - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Trong giai đoạn 2003-2016, tổng kinh phí triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, dự án, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại vùng DTTS trên địa bàn tỉnh là 11.416.628 triệu đồng và 2.261.155 USD. Kinh phí đã thực hiện đạt 10.762.638 triệu đồng và 2.261.155 USD, đạt 94,72% kế hoạch. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; thi đua phát triển kinh tế, làm giàu hợp pháp, giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao ở cơ sở từ cấp huyện đến cấp xã được đồng bào DTTS các địa phương đồng lòng hưởng ứng, tham gia, có tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Khu tái định cư Suối Thác (xã Đăk Nên, huyện Kon Plông). Ảnh: Đ.C

 

Theo ông Ka Ba Thành, chính nhờ thực hiện tốt các chính sách dân tộc, việc phát triển giáo dục cho đồng bào DTTS thời gian qua có sự chuyển biến tích cực. Tỷ lệ huy động trẻ DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học ra lớp tăng đều hàng năm; trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi suy dinh dưỡng giảm đáng kể; học sinh DTTS xếp loại hạnh kiểm khá tốt, học lực khá giỏi ngày càng tăng; số lượng học sinh DTTS trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng nhiều. Hơn nữa, hệ thống trường phổ thông chuyên biệt dành cho học sinh DTTS phát triển mạnh, giúp huy động tối đa học sinh ra lớp, nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh, tạo điều kiện cho các trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo vùng đồng bào DTTS.

Bên cạnh đó, công tác thực hiện các chính sách y tế cho đồng bào DTTS được triển khai đồng bộ như việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; y tế cơ sở từng bước được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn người DTTS ngày càng được quan tâm sau khi có Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đến nay, có 21.912 người DTTS được đào tạo nghề các hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và ngắn hạn.

Đến nay, Đài PTTH tỉnh đã sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng phổ thông và 4 tiếng DTTS: Xê Đăng, Ba Na, Giẻ -Triêng, Gia Rai trên sóng phát thanh 19 giờ/ngày, sóng truyền hình kênh 6 KRT 19 giờ/ngày, sóng truyền hình kênh VTV8, Đài Tiếng nói Việt Nam... Báo Kon Tum xuất bản báo ảnh dành cho đồng bào DTTS 3 kỳ/tháng với 2 thứ tiếng Ba Na và Xê Đăng.

Các cấp ủy đảng quan tâm phát triển đảng viên, xóa thôn, làng trắng tổ chức đảng ở những vùng có đông đồng bào DTTS và đồng bào theo đạo. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở người DTTS đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ chủ chốt người DTTS sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy được năng lực bản thân trong quá trình chỉ đạo, điều hành hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền.

Hiện nay, toàn tỉnh có 1.147 cán bộ, công chức người DTTS (chiếm 25,1%); 2.181 viên chức người DTTS (chiếm 14,5%); số lượng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là 1.608/2.963 người, trong đó, cấp tỉnh 25/50 (chiếm 50%); cấp huyện 144/315 (chiếm 45,7%); cấp xã 1.439/2.598 (chiếm 55,3%).

Có thể nói, công tác dân tộc và việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua được Ban Dân tộc tỉnh và Phòng Dân tộc các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt, mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của đồng bào vùng DTTS.

                                                                               Thảo Nguyên

   

Các tin khác

  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Người Xơ Đăng ở Đăk Ang giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Bố trí đất cho hộ khó khăn về đất ở để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by