Mưa buồn hay vui là tự cảm nhận của mỗi người. Với tôi, mưa đem lại những khoảng lặng tâm hồn để suy ngẫm về những gì đã và đang diễn ra trong cuộc đời mình, với những vui buồn.
Mưa tầm tã không dứt, ngày này qua ngày khác. Lũ từ nguồn đổ về ào ào, dòng suối vốn hiền hòa trở nên hung dữ, gầm gào tung bọt đục ngầu. Thỉnh thoảng những cuộn nước réo lên ùng ục, xô vào bờ, lăm le cuốn đi đất đai, hoa màu.
Bao nhiêu năm qua, dù có quá nhiều sự thay đổi nhưng thật vui là ngôi làng nhỏ bên sông ấy vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có, từ cảnh sắc cho đến nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
Càng ngày hắn càng nhớ quê. Cái cảm giác nhớ quê thường đến vào những buổi chiều, khi hắn đã trải qua một ngày tất bật mưu sinh, khi hắn như nghe rõ mồn một tiếng lách cách chén đũa, tiếng vằm thịt đều đều, cả tiếng xèo xèo lẫn mùi thơm thơm hành, tỏi phi trong gian bếp nhà mình và cả gian bếp nhà bên vọng lại.
“Và em gọi đó là hạnh phúc” - câu thơ được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc trong bài thơ “Bài thơ về hạnh phúc” của nhà thơ Bùi Minh Quốc (còn có bút danh Dương Hương Ly) viết về người vợ thân yêu của mình - nhà văn, nhà báo Dương Thị Xuân Quý - đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại chiến trường Duy Xuyên (Quảng Nam) sao lại có sức lay động đến thế.
Có một loại rau không bao giờ thiếu vắng ở khu vườn của má, đó là rau lang. Bất kể mưa dầm hay nắng hạn, giồng rau lang của má vẫn được chăm bẵm xanh tốt, không chỉ cho rau để chế biến món ăn bổ dưỡng, mà còn cho củ để làm nên những món đặc sản miền quê khiến ai đi xa cũng nhớ.
Chiều chiều, hắn hay ngồi trên mấy bậc cầu thang như nghiêng nghiêng đón nắng. Nhìn những bậc thang là những tấm gỗ mộc hằn in bao bước chân, nhẵn thín, ngả màu theo thời gian như đường dẫn, nối bao yêu thương của căn nhà sàn một màu thâm thẫm nổi lên trong sắc xanh cỏ cây mà hắn thấy vấn vương.
Khi nắng chiều bắt đầu dịu lại, làng nhỏ bên sông Đăk Bla nhộn nhịp hẳn lên. Già trẻ, trai gái, ai nấy đều diện những bộ áo, váy đẹp nhất, được may từ những mảnh vải thổ cẩm dệt khéo, từng tốp từng tốp đi trên đường làng, rộn rã chuyện trò.
Không sinh ra và lớn lên nơi bãi bồi như A Mít, cũng không cần mẫn gieo trồng, vun xới rau màu mỗi ngày trên bãi như A Tuyn, nhưng tâm trí gã luôn vấn vít về ngút ngàn bờ bãi.
Gã lơ mơ tỉnh giấc. Ở ngoài sân vẫn còn tiếng lụp cụp rộn ràng của mấy cây dao chặt vào mặt thớt. Vẫn tiếng nói cười của con trai, con gái. Bữa cơm liên hoan kỷ niệm 40 năm lập làng còn vui lắm.
Chẳng biết từ bao giờ, gánh chè chợ quê là một phần ký ức tươi đẹp lại rất đỗi bình dị, thân thương với tôi. Mỗi lần về quê là tôi phải tìm đến góc chợ, nơi có một gánh chè quen thuộc.
Bạn từ huyện về trong cơn mưa mịt mù. Dừng xe trước cổng, bạn gọi váng lên. Tôi vừa ra thì bạn đưa cho một cái túi bê bết bùn đất: Gì vậy? Tôi hỏi. “Măng le đầu mùa đấy. Ăn lấy thảo. Hàng hiếm đấy nhé”- bạn cười, hàm răng lấp lóa, rồi lại vội vã quay xe vọt đi.
Trời đang nắng bỗng đổ mưa. Nhìn màn mưa lất phất bay ngoài ô cửa, hắn nói với đứa em “mưa nấm mối đấy”. Thằng cu em là dân thành phố nghe thấy thế mắt tròn mắt dẹt: Mưa có tên gì lạ thế? Hắn cười, giải thích: Mưa nắng kiểu này là thời tiết thuận lợi để nấm mối sinh sôi, và bọn con nít tha hồ hái về chế biến thành món ăn ngon hoặc bán.
Mặc dù còn hoang sơ, nhưng không kém phần thơ mộng, đến với suối Đăk Lôi, du khách có thể thỏa thích ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo mà thiên nhiên ban tặng.