Tết càng đến gần, trong câu chuyện thường ngày của người già trong làng, hắn càng hay nghe về hoa mai, về ao ước tái hiện làng Mai từng một thời tiếng tăm trên vùng đất Kon Tum đất lành chim đậu.
Tôi kiếm bà Hai – như kiếm tìm một phần của ký ức. Bà Hai – ngày trước, ở cùng xóm trọ. Ngày ấy, chúng tôi trọ học lớp 10, còn bà, người xa xứ, tìm về Kon Tum buôn bán với ước vọng có một tương lai tươi sáng hơn.
Tết là sum họp, là nhớ thương. Có nếm trải những ngày Xuân xa xứ mới hiểu thấu nỗi lòng của bao người làm ăn xa luôn đau đáu tìm đường về nhà khi năm hết tết đến!
Ở nơi ấy, trên khoảng nghiêng nghiêng, van vát giữa núi đồi và sông suối có một ngôi làng đang rộn ràng vào Xuân. Ở nơi ấy, có những ngôi nhà, những nụ cười, những bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa đang vẫy gọi tôi về.
Tết không những là thời khắc thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, giữa mùa Đông lạnh giá với mùa Xuân ấm áp khởi đầu cho mọi sự tốt lành, mà còn là những ước mơ hoài bão lớn lao của con người với mong muốn mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới an khang, thịnh vượng. Chính vì thế, chúc Tết là truyền thống cao đẹp đã được các thế hệ người Việt Nam từ mọi miền đất nước giữ gìn và lưu truyền.
Phố đang ở những ngày cuối đông, đầu xuân- quãng thời gian đẹp nhất trong năm, khi muôn hoa bắt đầu khoe sắc. Tiết trời dịu nhẹ. Nói nóng không phải, nói lạnh cũng không đúng. Chỉ biết rằng, cứ sóng sánh như rượu cần ủ lâu, ngọt mà không nồng, đủ làm say lòng người.
Mới đó mà đã Tết. Không khí mùa Xuân rộn rã muôn nơi. Dù dịch bệnh Covid-19 dự báo có những diễn biến phức tạp, nhưng dường như mỗi người, mỗi nhà đều cố gắng để có được cái Tết đủ đầy.
Chiều qua phố thấy ngập tràn mai, đào khoe sắc mà lòng rộn rã niềm vui. Vui vì năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến mang bao dự cảm tốt lành. Vui vì sắp được trở về nhà đón một cái Tết sum vầy bên những người thân yêu của mình…
Gần tết, tại tỉnh ta và nhiều địa phương trong cả nước, không ít loại nông sản lại rơi vào tình cảnh “bí” đầu ra. Thế là, những cuộc “giải cứu”, kêu gọi người dân ủng hộ lại diễn ra. Nông sản ùn ứ, tắc đầu ra, được mùa rớt giá... là chuyện không mới, nhưng vẫn khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, trăn trở.
Để có mùa Tết ấm áp, sum vầy, an toàn, mọi người được bình yên, mạnh khỏe thì ngoài sự nỗ lực của các cấp, các ngành thì điều quan trọng là mỗi người cần phải nêu cao ý thức, xóa bỏ tâm lý chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19.
Theo con đường xẻ giữa quả đồi bát úp, tôi đi về làng. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, trời miền cao càng lạnh. Đứng trên đỉnh dốc nhìn về, sương mù giăng kín làng, quẩn quanh trên từng mái nhà sàn tạo nên vẻ bảng lảng mê hoặc. Làng khi ấy như được khoác tấm khăn voan trắng mỏng, phất phơ theo từng cơn gió thổi hun hút, ngóng đợi chút nắng ấm ban mai.
Những tờ lịch đã rụng dần về Tết. Vào khúc giao mùa, khi Đông vừa bước ra khỏi cửa mà Xuân mới lấp ló đầu ngõ, đừng ở yên trong nhà, hãy ra phố để tận hưởng gió Xuân, để dầm mình vào trong nắng, để nghe nhịp thở âm thầm của cỏ cây đang hé những mầm non bé xíu, xanh mướt.
Tâm mở cửa ngó ra đường mà giật mình. Nửa nôn nao, nửa thất thần khi thấy con đường rộng thênh thang đã và đang “thay áo”, rực rỡ sắc màu thay vì xám xịt bê tông.
Con trai, ngóng Tết luôn là cảm giác thú vị nhất của mẹ trong những ngày tháng Chạp. Kiểu Tết chưa đến nhưng lòng đã Tết này kéo dài cả tháng trời, dài hơn nhiều so với ba ngày Tết, bảy ngày xuân vẫn theo mẹ mỗi năm về.
Nhiều năm qua, ở làng Chung Tam (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) luôn vang lên những tiếng boong boong. Đó là tiếng phát ra từ nhà ông A Um (56 tuổi). Người dân xã Măng Ri gọi ông A Um là một thợ rèn “chính hiệu” bởi ông luôn kế thừa những kỹ năng, kinh nghiệm từ cha mình để rèn ra những lưỡi cuốc, lưỡi rựa… sắc và bền.