Ai sinh ra ở chốn đồng quê, từng lăn lóc trên rơm rạ đều không lạ gì hương thơm của lúa, của rơm rạ ngày mùa trộn lẫn mùi bùn đất, làm nên một mùi hương rất đặc trưng, rất đỗi gần gũi và thân thương, khiến mỗi người luôn nhớ mãi.
Đã mấy tháng liền rồi, chẳng có lấy giọt mưa. Ngày nào nắng cũng thênh thang mà chẳng có chút gió mênh mang nào cả. Nhìn ánh nắng vàng gắt như nhảy múa trước sân, nhìn đám cây sau nhà như héo hon đi theo những ngày nắng hạn, nội bất giác thở dài.
Đọc sách đã giúp tuổi thơ tôi, một đứa trẻ nông thôn có cuộc sống khó khăn, đói no thất thường, trở nên nhiều màu sắc tươi sáng hơn; tâm hồn bay bổng và nhiều ước mơ hơn.
Tuổi thơ của thế hệ chúng tôi không phải là những kem ốc quế, kem cây thơm phức, mát lành, với đủ hương vị, càng không có trà sữa hay các loại nước giải khát đa dạng như bây giờ, mà là vị ngọt của những cây kem mát lạnh, ở quê tôi hay gọi là cà rem, được người bán chở đi khắp nơi trên chiếc xe đạp cũ kỹ.
Bao nhiêu lần về làng là bấy nhiêu lần tôi đều ghé, đều ngồi bên góc bếp nhà sàn. Dẫu chốc lát rồi rời đi hay cứ ngồi, ngồi mãi, từ khi ông mặt trời mới xuống bên đỉnh núi đến khi sương khuya thấm đều trên mái nhà. Dẫu mới lần đầu gặp gỡ hay đã lại qua đôi lần. Dẫu từ những ngôi làng xa nằm dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, bao quanh là núi non trùng điệp, đến những ngôi làng trong phố, nhà cửa san sát, xe cộ lại qua.
Dáng ngồi tần tảo, chịu thương chịu khó của những chị, những mẹ đang say sưa dệt vải dưới bóng nhà rông Kon Klor ấy đang kể với tôi một câu chuyện dài về thổ cẩm và tình yêu kỳ lạ với thổ cẩm.
Mỗi khi ở quê vào mùa thu hái đậu phộng là ký ức tuổi thơ trong tôi lại ùa về. Nhớ những buổi chiều theo ba má ra đồng làng, cùng đám bạn thi nhau mót những hạt đậu rơi vãi dưới cái nắng bỏng rát thịt da để về làm món kẹo đậu phộng ưa thích.
Gã viết những dòng này như một cách “cất giữ” những ký ức thân thương về phố núi, về tình yêu dành cho phố núi. Lâu lâu lại hé ra nhìn để đỡ nhớ, để thêm thương, thêm yêu mảnh đất này.
Sáng 10/4, đại diện Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy, Đảng ủy xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) và Trường THCS Hai Bà Trưng (xã Sa Bình) trao 15 triệu đồng do bạn đọc Báo SGGP hỗ trợ cho gia đình chị Lê Thị Kiều (xã Sa Bình).
Chẳng biết từ bao giờ hắn thích được nghe tiếng gió thổi trên sông. Lúc vi vu, lúc bay bổng, lúc thầm thì dịu dàng, lúc mơn man, lúc ầm ào như cuốn trôi tất thảy. Những lúc vậy hắn cảm thấy như dòng sông đang hát. Đủ các giai điệu, đủ các cung bậc như đang vỗ về, xoa dịu tâm hồn đã ít nhiều chai sạn của hắn sau bao nhiêu bộn bề mưu sinh, niềm vui cũng nhiều, mà âu lo cũng dày rộng lắm.
Mẹ nói thích mặc áo bà ba, chị đi tìm mua vải lụa về may. Khi mẹ mặc thử chiếc áo bà ba mới, chị cứ muốn ngắm mãi bởi sự mộc mạc, dung dị, chân quê, nhưng không kém phần nền nã, sang trọng.
Gã và bạn thường ngồi ở quán nước nhỏ vỉa hè, bên hông một khách sạn đang xây mới. Ngó quy mô cũng lớn hơn nhiều lần cái khách sạn 3 tầng cũ kỹ, từng là niềm tự hào của tỉnh sau khi thành lập lại.
Nhè nhẹ nắn bóp từ vai xuống dọc theo cánh tay, rồi đến bàn tay mẹ. Dường như mỗi ngày, mẹ lại gầy đi một chút. Sáng nay, trên mu bàn tay đã chằng chịt nổi gân, mấy ngón giữa còn có vẻ co quắp hơn, bởi từng cơn ho khàn khàn mệt nhọc. Trải bao vất vả, nhọc nhằn, bàn tay của tuổi 90 khiến các con nắm vào, cứ thấy nghèn nghẹn.
Và miếng cơm gạo mới dẻo thơm bỗng vấp phải hạt nho nhỏ, cưng cứng. Hạt sạn. Cơm và sạn. Phải lâu lắm rồi mới quay trở lại cảm giác của những ngày đã xa, ăn bữa cơm có tới vài ba lần vấp sạn.
Tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na, anh Huỳnh Nguyên Thông - hay còn được nhiều người biết đến với cái tên “Thong Bahnar”- đã dành hàng chục năm để học hỏi, gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống này.