Cửa tiệm tạp hóa ấy là căn nhà có cái sân rộng mà lúc nãy hắn đã đi qua nhưng không để ý kỹ. Nhìn những món hàng bày trên giá, hắn nhớ đến tiệm tạp hóa nho nhỏ của má ngày trước.
Vốn đam mê “chủ nghĩa xê dịch”, đi đến đâu tôi cũng tự dặn lòng sẽ có ngày quay trở lại. Vậy mà thời gian thấm thoắt thoi đưa, rồi chẳng biết đến khi nào mà hẹn, mà chờ. Thoáng chốc cũng đã mấy năm, tôi mới trở lại ngôi làng nằm dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ này.
Quê tôi ở miền Trung, mỗi năm ít gì cũng “gánh” năm ba cơn bão, lớn nhỏ đủ cả. Nhưng dù là bão lớn hay bão nhỏ đều để lại những thiệt hại nặng nề về nhà cửa, ruộng vườn.
Suốt mấy đêm qua, A Thưng không ngủ được. Cứ nhắm mắt là những hình ảnh tang thương nơi làng Nủ xa tít tắp lại hiện lên, xát muối lên vết thương mới liền sẹo trong lòng. 15 năm trước, tháng 9/2009, ngôi làng nhỏ của A Thưng cũng đớn đau từng tấc đất sau cơn cuồng nộ của trời.
Một Trung thu nữa lại đến! Miệt mài, tỉ mẩn, rồi chiếc lồng đèn mong đợi cũng thành hình. Qua hè là vào năm cuối bậc phổ thông, nỗ lực học hành đã được “lên dây cót” từ sớm, song việc chuẩn bị đón Trung thu thì vẫn không thể xao nhãng.
Hoàng hôn e thẹn dần núp sau đường chân trời, để lại những vệt đỏ hồng mềm mại như những dải lụa đầy vấn vương. Đứng trên thành cầu, Hải như bất động nhìn xuống dòng sông lững lờ trôi mà trong lòng trào dâng lên cảm xúc khó tả.
Đêm qua, có lẽ vì cơn mưa xuyên đêm lại ầm ì đôi ba tiếng sấm rền xa mà tôi có một giấc mơ - giấc mơ trở về với tuổi ấu thơ. Trong giấc mơ, cũng mưa nối tiếp mưa, cũng ầm ì đôi ba tiếng sấm từ xa vọng lại, tôi nằm co tròn trong chiếc chăn con công mà mẹ tôi dành dụm mãi mới mua được, chỉ he hé đôi mắt dưới vành chăn nhìn mưa rơi từng giọt, từng giọt đều đặn qua mái hiên nhà.
Bao nhiêu năm qua, mấy cây me già nơi góc vườn nhà ngoại vẫn xòe tán xanh mướt che mát gần hết cái sân rộng. Trong sâu thẳm tâm hồn của má và mấy cậu, mấy dì, những gốc me ấy không đơn thuần là những cây cổ thụ che bóng mát mà còn ghi dấu biết bao kỷ niệm.
Gã quên đi những mệt mỏi khi hì hục chống lầy cho xe, chỉ thấy rằng mình đã có một chuyến đi đáng giá. Lại càng thấy mình đã lãng phí như thế nào trong thời gian qua, khi cứ ru rú trong “vỏ ốc” của chính mình.
Mình giống cha nên thích lá hoa cây cỏ. Chỉ khác là mình thường ngắm và chỉ biết đôi ba loại cây, loại hoa, còn cha lại quanh năm chăm chút, gieo trồng, nắm rõ đặc tính từng loại cây, loại hoa như trong lòng bàn tay. Nên bốn mùa, khoảnh vườn của cha mẹ khi nào xanh ngát cỏ cây lại thêm sắc hoa rực rỡ. Mùa hạ sắc hồng tường vi. Mùa xuân sắc vàng hoa mai, sắc hồng hoa lay ơn, lại thêm đủ sắc màu hoa thược dược. Mùa thu, mùa đông, sắc đỏ hoa bát tiên, sắc vàng hoa vạn thọ dọc theo lối đi vào nhà khi nào cũng rực rỡ như chào, như mời.
Những ngày hè vui vẻ ở quê với ông bà ngoại trôi qua thật nhanh, Tin được mẹ đón về để chuẩn bị cho năm học mới. Cậu bé chia tay làng quê, ông bà với bao lưu luyến. Trước khi lên xe, cu cậu đã giao hẹn với ông bà “hè tới con lại về”.
Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.
Gã hào hứng xách ba lô, máy ảnh lên đường về làng, nơi có những ngôi nhà, những nụ cười, những bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa, và nhất là không khí Tết Độc lập hân hoan, náo nức đang vẫy gọi.
Sáng 25/8, bạn tôi gọi điện mời chiều sang nhà chơi, dự bữa cơm thân mật. Vừa là để kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công, vừa là mừng ngày truyền thống LLVT tỉnh, mà bố anh và anh đã và đang góp mặt.
Canh bông xương rồng là món ăn khá đặc biệt ở quê tôi. Không ai biết món canh này có từ bao giờ, chỉ biết đến nay vẫn còn nhiều người yêu thích, trong đó có gia đình tôi.
Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.
Gã muốn cà kê một chút, muốn kể lại một chút câu chuyện của mình với thành phố bên sông mà mình yêu quý, gắn bó nhiều năm qua, dù rằng có thể đó là một câu chuyện rời rạc, chắp vá và lan man.
Hồi nhỏ, cha mẹ vẫn luôn nói với chúng con, cố gắng mà học để được đi xa, để nhìn xa hơn lũy tre làng, để bớt đi những nhọc nhằn, vất vả như mẹ cha sau những buổi lên lớp dạy học, lại tần tảo nắng mưa với ruộng vườn, hết cuốc xới, gieo trồng, lại đến những ngày phải bì bõm vớt vội vườn rau đang xanh mơn mởn, rồi công kênh đàn heo cả mấy chục con chạy qua bao mùa lụt bão quê mình.
Ngôi nhà nhỏ, nằm rìa làng, giáp với rừng cao su, hơi thoáng mùi ẩm thấp vì mưa dầm cả tháng nay. Trên hiên nhà kê một cái bàn gỗ mộc và 4 cái ghế cũng bằng gỗ, được đóng khá sơ sài, nhưng lại vô cùng hài hòa với khung cảnh xung quanh.
Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván. Nhà cửa thì ẩm thấp, đường sá thì nhão nhoẹt, những dấu chân chi chít lối đi. Mong mãi chẳng có chút nắng hửng lên mà phơi phóng thức nọ, thức kia. Nhìn bếp lửa hắt ánh hồng tỏa hơi ấm khắp căn nhà, nhìn gác bếp chất đầy bao nhiêu thứ cần hong khô mà hắn thầm biết ơn.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.