Thực hiện nghị quyết của đảng bộ các cấp và việc huy động các nguồn lực từ nguồn vốn tín dụng chính sách, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Sa Thầy tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách“ cần câu” để phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển.
Trong khi Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có bước nhảy ngoạn mục, tăng 24 bậc, thì Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) gần như giẫm chân tại chỗ. Thực tế trên cho thấy cần có sự nỗ lực và quyết tâm cao hơn nữa.
Sau 48 năm kể từ Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2023) hòa cùng sự phát triển của cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh ta luôn đoàn kết, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, xây dựng kinh tế- xã hội ổn định và phát triển toàn diện. Đặc biệt, trong hành trình phát triển đó, lĩnh vực kinh tế đã tạo được những dấu ấn quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ban, ngành, đoàn thể, hiệp hội, ngành nghề, các chuyên gia, nhà nghiên cứu về kinh tế, các tỉnh, thành phố và các tầng lớp nhân dân trong cả nước… trước khi trình Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, dự kiến khai mạc ngày 22/5/2023.
Thời gian qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Đăk Tô có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Giàu có và đa dạng, tài nguyên rừng Kon Tum có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chúng ta cần có những giải pháp đủ mạnh để ngăn chặn đà suy giảm chất lượng rừng và nâng cao giá trị của rừng.
Tại Ban Quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy (huyện Đăk Hà) hiện có 61 cây trắc chết đứng và bị ngã đổ cùng 100 gốc trắc cũ nhưng không thể khai thác, tận thu. Vì là tài sản công nên lực lượng chức năng phải căng mình bảo vệ số cây trắc đã chết trên.
Trong những năm qua, vấn đề “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) luôn là lĩnh vực được hệ thống Ngân hàng Ngông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh dành nhiều ưu tiên cũng như tập trung đầu tư tín dụng và tiếp tục đồng hành cùng mục tiêu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công, nhiều cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có điều kiện đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm. Qua đó, góp phần phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương.
Mặc dù cử tri đã phản ánh nhiều lần nhưng đến nay, các dự án nằm dọc trên tuyến đường Trương Quang Trọng (phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) vẫn khá ì ạch, thậm chí vẫn chưa thể triển khai. Nguyên nhân được biết do vẫn chưa hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Thực hiện cơ giới hóa là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cải thiện thu nhập cho nông dân, đưa kinh tế nông nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò, hiệu quả trong hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách giảm bớt khó khăn, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Mới đây, đoàn công tác của UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp Sở VH,TT&DL, Hiệp hội Du lịch tỉnh có buổi làm việc với Tổng cục Du lịch (Bộ VH,TT&DL) để tìm hướng thúc đẩy phát triển du lịch cho huyện. Tại buổi làm việc, Tổng cục Du lịch cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ huyện phát triển du lịch; đồng thời vạch ra những định hướng để du lịch Tu Mơ Rông được nâng tầm.
Trong năm 2022, UBND huyện Kon Rẫy tập trung các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn lực xã hội để đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có vai trò rất quan trọng, là hệ thống phản hồi thông tin từ các dịch vụ hết sức khách quan, phản ánh được môi trường cạnh tranh cấp tỉnh cũng như chất lượng công tác điều hành, nhất là điều hành về phát triển kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính.
Phân loại rác thải từ nguồn là một trong những việc làm hết sức cần thiết, góp phần giảm lượng chất thải rắn đổ về các bãi rác, từ đó hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.
Việc người dân trồng sầu riêng ồ ạt, tự phát không theo quy hoạch, định hướng đang đứng trước nhiều rủi ro. Vì vậy, người dân cần tỉnh táo xác định vùng chuyển đổi phù hợp, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng tính hiệu quả, hạn chế rủi ro.
Hệ thống công trình thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nước, đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi, ổn định. Vì vậy, tỉnh ta luôn chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi, đáp ứng nhu cầu tưới nước cho các loại cây trồng.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.