Biết ở quê mình vẫn còn hoa ngâu, lòng tôi tự dưng vui đến rộn ràng. Ngắm những chùm hoa ngâu vàng li ti khẽ lay, hương thơm nhè nhẹ phảng phất trong gió chiều, tâm trí tôi như trở về với những tháng ngày tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm.
Con đường mảnh như sợi chỉ hun hút bò lên cao. Hắn ngồi sau xe máy của A Phong mà tim đánh thình thịch, không nghĩ khôn mà toàn nghĩ dại “nhỡ không may mà lạc tay lái thì…”. A Phong cười: Yên chí lớn đi, ngày nào mà em chẳng lên xuống đường này mấy lần.
Từ ngữ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Nhiều từ có cùng nghĩa với nhau, nhưng trong từng hoàn cảnh lại có thể được hiểu theo những cách khác nhau. Đơn cử như, cùng hành động đưa cho ai đó một vật gì mà không lấy lại, có thể dùng từ “cho”, nhưng có khi phải dùng một từ khác thể hiện sự trân trọng hơn, là “biếu” hoặc “tặng”.
Vòng vèo trải qua tận mấy chặng đường, mẹ vẫn tay xách nách mang bì hoa kim châm khô để làm quà cho con gái. Cứ nghĩ đến “mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh/ bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc” như câu thơ Tế Hanh trong bài “Vườn xưa” mà ngày còn học phổ thông tôi vẫn hay nghêu ngao đọc, cứ nghĩ đến loại hoa vừa làm cảnh quanh vườn nhà vừa là thực phẩm cho những bữa ăn ngày hè thuở ấu thơ mà lòng tôi rưng rưng.
Hãy tưởng tượng mà xem, trưa hè nóng nực, đi làm về, dọn cơm ra mà có tô canh cá, hoặc tôm, nấu khế, bên trên có mấy lát cà chua thái mỏng, mấy cọng rau ngổ, để giải nhiệt thì đưa cơm còn gì bằng.
Gã ngồi ở quán cà phê quen thuộc, bắt đầu ngày mới bằng một việc quen thuộc: Lướt mạng đọc tin tức. Quá nhiều chuyện khiến ta bận tâm- gã thở dài, đặt điện thoại xuống bàn, khi trên màn hình hiện lên “mệnh lệnh” từ quản lý phòng.
Như nhiều người cha khác ở vùng nông thôn, cho đến giờ, ba tôi vẫn không hề biết đến sự tồn tại của một ngày rất đặc biệt dành cho những người làm cha như mình- đó là Ngày của cha. Nguyên nhân chủ yếu hẳn là Ngày của cha cũng chỉ mới du nhập vào nước ta mấy năm gần đây và chủ yếu phổ biến ở đô thị và trong giới trẻ.
Tôi may mắn được thưởng thức nhiều món ăn của bà con đồng bào DTTS chế biến, như gỏi kiến chua, cá suối với măng chua nướng ống lồ ô, thịt heo nướng ống lồ ô, nhưng tôi ghiền nhất lại là những món ăn chế biến đơn giản từ rau dớn.
Những ngày này, ngọn lửa tình nguyện lại cháy lên trong tim tuổi trẻ Kon Tum, giục giã bước chân đi, đem theo nhiệt huyết, trách nhiệm và nghĩa tình, về với vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Từ hiệu lệnh của tiếng kẻng mà dân trong thôn đã bắt gọn mấy “đạo chích” rồi. Một vụ đánh nhau được can thiệp kịp thời. Nạn trộm cắp tài sản, trộm chó đã được hạn chế. Anh công an phụ trách địa bàn rõ ràng là rất vui, bớt bận rộn hơn.
Ngày nắng nóng, chị luôn tìm kiếm, học hỏi và tự tay làm những món ăn, thức uống thanh nhiệt cho cả nhà. Trong số ấy, có một thức uống được chị ưu tiên lựa chọn là nước gạo rang.
Chiều nào cũng vậy, sau đủ trò chơi trốn tìm, chạy nhảy ở ngay đầu ngõ, đám nhỏ trong xóm tổ chức “tiệc” chia tay nhau ai về nhà nấy với những trái xoài để ngay bên đống giày dép, áo quần từ đầu buổi. Mùa xoài mà, chúng bảo, hà cớ gì không thủy chung với món cây nhà lá vườn trong những buổi hẹn hò.
Nghỉ hè là kỳ nghỉ học vào mùa hè nằm giữa các năm học và thời gian nghỉ trong năm học ở nhà trường. Đây là thời gian để con trẻ được nghỉ ngơi, vui chơi sau thời gian học tập căng thẳng. Bởi vậy, với con trẻ, mùa hè có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Ấy thế mà, bây giờ, không phải với các em nhỏ nào cũng có được mùa hè đúng nghĩa.
Những lời hô hào suông, những khẩu hiệu bóng bẩy không làm cho môi trường sạch hơn, mà thay vào đó, hãy thực hiện những hành động cụ thể, dù là nhỏ nhất.
Khi những đám mây đen nặng nề lặng lẽ đùn lên phía đỉnh núi, thỉnh thoảng có những cơn mưa ào tới báo hiệu mùa mưa đến cũng là lúc bà con đồng bào Xơ Đăng ở các xã Tê Xăng, Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) bước vào vụ cấy. Những thửa ruộng bậc thang xếp chồng lên nhau đã được làm đất, loang loáng nước chờ những khóm mạ non.
Không biết từ bao giờ, cà phê “vỉa hè” đã trở thành thói quen của một bộ phận cư dân “phố núi”. Mỗi buổi sáng, trên đường đi làm, họ sẽ tạt vào bên đường, dành mươi mười lăm phút uống ly cà phê rồi bắt đầu công việc của ngày mới. Lâu dần, trở thành một nét văn hóa dễ thương, điểm chút nhẹ nhàng vào cuộc mưu sinh tất bật.
“Ơ Giàng, xin phù hộ cho mái nhà rông của làng được cao mãi, dân làng làm được nhiều lúa gạo, không xảy ra dịch bệnh, ốm đau”. Lời khấn của già làng vọng về trong tiếng cồng chiêng, báo hiệu bắt đầu lễ mừng nhà rông mới của làng.
Bạn nghĩ sao khi dự lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức, trong khi công nhân, người lao động trực tiếp lại vắng bóng?
Cuộc sống cứ thế trôi đi, cho đến một ngày chị em tôi chợt nhận ra một điều rằng, mình chưa một lần biết đến ước mơ riêng của má. Sự phát hiện ấy cứ khiến chị em tôi dằn vặt mãi và tự trách bản thân mình sao có thể vô tâm, ích kỷ, chỉ biết ước mơ của mình mà không bao giờ quan tâm đến ước mơ của má.
Tỉnh ta sở hữu kho tàng phong phú, đa dạng về các loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào các DTTS tại chỗ. Đứng trước nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại, nhiều nghệ nhân, già làng đã có nhiều tâm huyết, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn để thanh âm của các loại nhạc cụ truyền thống mãi ngân vang.