• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Mùa khô

26/11/2023 18:00

Nhắc đến Tây Nguyên, người ta thường nghĩ về một vùng đất đầy nắng và gió. Đó cũng là đặc trưng của mùa khô nơi đây mà không phải nơi nào cũng có.

Từ khi lên Kon Tum sinh sống và làm việc, tôi mới biết đến có một mùa thật đặc biệt, chỉ riêng có ở vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ nói chung và Kon Tum nói riêng. Đó là mùa khô.

Gọi đặc biệt là vì mùa khô không nằm trong quy luật bốn mùa của thiên nhiên là Xuân-Hạ-Thu-Đông, mà trong sự vận hành của thời tiết, nơi đây có hai mùa rất rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau và thời gian còn lại là mùa mưa.

Tính theo thời gian của bốn mùa, thì mùa khô ở Tây Nguyên rơi vào khoảng bắt đầu mùa Đông, khi thời tiết hanh khô và lạnh, kéo qua hết mùa Xuân, vắt sang tháng đầu của mùa Hạ.

Mùa khô cũng là mùa lễ hội ở các thôn, làng đồng bào DTTS. Ảnh: SC

 

Điều hết sức thú vị là mùa khô ở Tây Nguyên vừa như có sự đan xen, pha trộn thời tiết giữa các mùa trong năm, nhưng cũng có lúc như rất tách bạch rõ ràng.

Thời điểm đầu mùa, khí hậu mát mẻ, có lúc còn chuyển lạnh, cái lạnh đến buốt thịt da. Nhưng đến những tháng cuối mùa khô (khoảng tháng 3, tháng 4) lại là đỉnh điểm của nắng nóng.

Cũng có thời điểm, trong cùng một ngày của mùa khô, tiết trời lại chuyển biến có đủ các mùa trong năm. Buổi sáng có khi tiết trời rất mát mẻ, đến trưa thì nắng ấm, về chiều se se lạnh, tối thì rét buốt. Bởi vậy, mới nói, mùa khô ở Tây Nguyên rất đặc trưng là vậy. 

Từ cuối tháng 11 ở đây, mưa gần dứt hẳn nhường chỗ cho những tia nắng ấm áp, chan hòa của mùa khô. Nắng trải đều trên khắp ngả đường,  sườn đồi. Đất cao nguyên mênh mông thêm vì nắng và gió.

Giữa mùa, nắng ngập tràn, mặt trời như cái bếp lò, tỏa ra những quầng nắng hừng hực, mênh mang và chói chang.

Đâu đâu cũng là thứ nắng khô không khốc, đe nẹt cái màu xanh của lúa, cà phê, cao su. Từng thớ đất rơi vào cơn khát nước định kỳ hẹn trước với trời đất, cây trồng tưới bao nhiêu nước cũng không thừa. Người ta như nghiêng sông, nghiêng suối, vét hồ, cố vắt nước lên tưới rẫy, tưới vườn.

Còn gió mùa khô thì cũng khá đặc biệt. Gió chẳng phải mơn man dịu mát, mà cứ lồng lộng thổi, quất ù ù qua những mái nhà, luồn qua những đường phố, quăng quật trên những nương rẫy và hào hứng gào thét tràn qua những sườn núi như đang phồng rộp bởi khí nóng hầm hập; quần áo mới giặt, gió ào qua đã khô rang.

Gió nhiều và lang thang, lang thang như đến bất tận, làm mọi thứ xa vời, nhớ nhung, nôn nao nhiều, chạm hoài không tới, không hết.

Hoa dã quỳ nở vàng ven đường. Ảnh: SC

 

Nắng, gió, làm cho mọi thứ cũng khô khốc đi. “Cỏ khô khốc, tiếng chim gù khô khốc”, là hình ảnh mà tôi rất thích trong vần thơ của một người chú- người đồng nghiệp đã nhiều năm gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên này.

Nhưng trong tiết trời đặc biệt ấy, Tây Nguyên vẫn rất đẹp, đầy cuốn hút bởi cái nắng hanh vàng như mật ngọt, bởi vẻ đẹp của các loài hoa đặc trưng chỉ nở vào mùa khô ở vùng đất này; bởi những lễ hội văn hóa truyền thống độc đáo của bà con đồng bào các DTTS nơi đây.

Ai bảo mình sẽ không bị cuốn hút trước vẻ đẹp của hoa dã quỳ vàng rực bên đường, trên những sườn đồi hay bên góc vườn nhà ai đó? Ai bảo mình sẽ không bị mê mẩn trước sắc trắng tinh khôi, sực nức mùi thơm của  hoa cà phê?

Với tôi, ngày đặt chân lên Tây Nguyên cũng đúng thời điểm mùa khô và chính cảnh sắc, vẻ đẹp của mùa đã níu bước chân tôi dừng lại để an cư và lạc nghiệp trên mảnh đất đầy nắng và gió này cho đến tận bây giờ. Và tâm hồn vẫn luôn rạo rực mỗi khi mùa khô đến.

Mùa khô, đêm về, bên bếp lửa bập bùng, các chàng trai, cô gái Tây Nguyên cùng nhau gõ nhịp cồng chiêng, múa xoang thật vui nhộn. Hòa chung niềm vui ấy, họ không quên mời khách đến thăm làng, vít cong cần thưởng thức loại rượu nồng nàn hương thơm để tỏ tấm chân tình quý mến. 

Mùa khô, miên man trong cái lạnh se sắt lòng, đống lửa được lũ trẻ ở làng nhen nhóm ven đường thật ấm áp. Những ngọn lửa quyện mùi thơm của lá khô bay theo làn gió, gợi nhớ bao điều thân thương về một mùa Đông giá lạnh nơi quê nhà.

Mùa khô, Tây Nguyên có những thứ thật đặc biệt, nhưng chẳng thể diễn tả hết thành lời.

Nếu có dịp, mùa khô này, mời bạn hãy đến với Tây Nguyên để trải nghiệm và cảm nhận những điều thật thú vị nhé!

Sông Côn

   

Các tin khác

  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
  • Đi trong mùa nắng
  • Tháng Ba mùa gặt
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế
  • Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND và Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
  • Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5
  • [INFOGRAPHIC] Bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by