• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Những ngôi làng không còn hủ tục

05/10/2021 13:04
  • >> Nỗ lực đẩy lùi hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh
  • >> Bám làng giúp dân xóa bỏ hủ tục

Cùng là người Xơ Đăng, cùng sống dưới chân núi Ngọc Linh nhưng người dân ở làng Mới, làng Đăk Bể (xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei) lại khác biệt hơn so với những làng khác. Không còn nặng gánh các điều kiêng kỵ, các hủ tục tồn tại tự bao đời, người dân đoàn kết, hướng đến nếp sống văn minh.

Dai dẳng hủ tục

Quá trưa, mây tan dần, những ngôi làng nằm lưng chừng đồi mới hiện ra trong màu nắng nhạt. Từ bên này đồi nhìn về, những nóc nhà nằm san sát nhau. Chỉ có tiếng chim hòa nhịp với tiếng gà cục tác, xua tan sự im ắng, tĩnh mịch.

So với trước, những con đường dân sinh, đường bê tông đã nối gần khoảng cách giữa làng với xã. Nói là thế, nhưng dốc cao, xe chỉ di chuyển được vào mùa nắng, khi mùa mưa đến, để xuống được dưới trung tâm xã, đa số người dân phải đi bộ vượt các con dốc.

Như mọi ngày, xong bữa cơm sáng, anh A Lễ ở làng Ngọc Nang lại cuốc bộ lên rẫy. Không ai nghĩ, anh Lễ sinh năm 1982. Bởi, trông anh già hơn nhiều so với tuổi. Nước da sạm màu, miệng móm mém bởi những chiếc răng cửa đã rụng tự khi nào. Anh vội vàng quẹt thuốc bột tự làm để nhuộm răng theo thói quen rồi tranh thủ ra kiểm tra kho lúa. “Mình xem có chuột chũi đào vào kho hay không. Bà con mình kiêng lắm, nếu chuột chũi đào vào kho lúa, phải bỏ kho lúa ngay” - anh Lễ nói với khách.

Không ai giải thích được vì sao khi chuột đào vào kho lúa phải bỏ cả kho. Họ chỉ biết rằng, từ xưa đến nay, người dân đã kiêng để tránh điều xui xẻo. Và thế hệ sinh sau như anh, chỉ biết “kiêng” theo những tục lệ đã có tự bao đời.

Già làng, đảng viên A Năng cho biết làng không còn các hủ tục. Ảnh: H.T

 

Kiểm tra kho lúa một vòng, anh thở phào nhẹ nhõm: từ trước đến nay mình không bị chuột chũi đào vào kho nhưng nhiều người trong làng bị rồi. Kiêng cữ, mọi người phải làm kho lúa ở vị trí khác. Có người, chuyển kho đến vài lần.

Lớn lên trong sự che chở của núi, của rừng, trong nhận thức hạn chế, họ cho rằng, ốm đau, bệnh tật là do thần rừng, thần núi quở phạt hoặc bởi một yếu tố nào đó mà chỉ có thầy cúng mới có thể hóa giải được. Bởi thế, họ tìm đến thầy cúng như một cách để trấn an tinh thần và niềm tin sâu sắc sẽ chữa được bệnh tình.

Chính Chủ tịch UBND xã Mường Hoong - Lê Bá Thế nói rằng, so với trước, hệ thống y tế phát triển, người dân đã biết cách đi thăm khám khi bị đau bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người, khi khám trở về, vẫn tìm đến thầy cúng. Sau một khoảng thời gian uống thuốc tây trị bệnh, bệnh bớt, người dân lại nghĩ nhờ thầy cúng mới bớt bệnh. Và cứ thế, họ tin vào thầy cúng. 

Ông còn cho biết thêm, toàn xã hiện có các hủ tục ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Dù các hủ tục không còn nặng nề như trước (người dân không còn giết trâu, giết bò, giết heo để cúng bái linh đình), tuy nhiên, vì kiêng cữ nhiều khiến đời sống tinh thần và vật chất của người dân gặp khó khăn. Cũng bởi gánh nặng của kiêng cữ đang trở thành vật cản khiến người dân khó thay đổi nếp sống để tiếp cận với những điều văn minh, hiện đại.

Những ngôi làng tiên phong

So với những ngôi làng nằm cheo leo giữa sườn đồi, làng Mới, làng Đăk Bể thuận tiện hơn nhiều. Nằm ở trung tâm xã, người dân trong làng có điều kiện tiếp cận với hệ thống y tế cũng như các thiết chế văn hóa. Nhận thức người dân được nâng cao, nhờ đó, các hủ tục cũng dần lùi vào dĩ vãng.

Người già vẫn nhuộm răng, vẫn ở nhà sàn như cách người Xơ Đăng sinh sống tự bao đời. Nhưng ở làng Đăk Bể, cảnh cúng bái vì ốm đau, vì mơ xấu, vì chết xấu… dường như chỉ còn trong những câu chuyện kể.

Lấy tay rê ít thuốc bột  vào trong kẽ răng, già A Đe bất ngờ khi chúng tôi hỏi tìm gặp các thầy cúng trong làng. Bởi lẽ, đã rất lâu, ở làng, không còn các thầy cúng. “Đau ốm, bà con mình ra trạm y tế hoặc ra Trung tâm Y tế huyện. Cũng không có chuyện người dân ám ảnh bởi các giấc mơ xấu mà đi cúng bái” - già A Đe thật tình.

Nếu như ở một số ngôi làng, khi trong gia đình có người nhiều người mất cùng một năm, người dân sẽ bỏ nhà cũ, làm nhà mới để ở, phòng tránh ma xấu, tránh những điều xui xẻo, thì ở làng Mới, người dân không quan niệm như thế. Già làng A Năng dẫn chúng tôi đi khắp làng, chỉ vào một ngôi nhà đang mở toang cửa rồi bảo: Đây, nhà này cả 2 vợ chồng đều mất, giờ các cháu ở với người thân trong ngôi nhà này chứ không bỏ hoang như những nơi khác. Đặc biệt, nếu những nơi khác, khi bị chết xấu, người dân kiêng kị, nhưng ở đây, bà con trong làng đều đến phụ giúp gia đình tổ chức tang chay, vẫn qua lại hỏi thăm, giúp đỡ đàng hoàng.

Những ngày lễ mừng lúa mới, tết truyền thống đều được duy trì theo phong tục của người Xơ Đăng. Tuy nhiên, đã qua cái thời tụ tập, đâm trâu, mổ heo… ăn uống linh đình trong nhiều ngày, người dân đã rút gọn các lễ tục để sớm ra đồng. Ông Lê Bá Thế nói rằng, qua quá trình tuyên truyền, vận động, ở làng Mới, làng Đăk Bể, Đăk Rế người dân không còn nặng nề với các hủ tục.

Đêm, ngày, các buổi tuyên truyền vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm vẫn đã và đang được thực hiện đều ở các làng. Những câu chuyện về làng Mới, làng Đăk Bể rời xa hủ tục để có đời sống văn minh, tiến bộ, kinh tế phát triển trở thành nội dung chính trong các buổi vận động…

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by