• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Ban Tổ chức Trung ương giao ban trực tuyến quý III năm 2023    Tăng cường xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông    Kon Tum và Chăm-pa-sắc: Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027    Tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ    Cảnh báo mưa lớn gây ngập úng, lũ quét và sạt lở đất   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Bánh Tết

24/01/2023 07:26

Cùng từ hạt nếp, lá xanh, bánh coat hay răng bừa đều được làm ra nhờ đôi bàn tay tần tảo, siêng năng của mẹ, của bà. Mộc mạc vậy thôi, mà luôn gửi trọn yêu thương, gần gũi. Dù có đi đâu, lòng vẫn nhớ hoài!

Những ai đã quen với người Giẻ Triêng, không thể quên hương vị của loại bánh nếp thơm ngon mùi lá đót, gọi là bánh coat. Ở làng Đăk Răng, những bé gái 14-15 tuổi đã tập quen gói bánh. Để làm nên bánh coat, cùng với nguyên liệu chính là nếp rẫy, không thể thiếu lá đót và sợi lạt. Trên những khoảnh đồi cao xa tắp, hằng năm, nếp chỉ được gieo tỉa một vụ, từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 9, tháng 10. Cho dù đã có máy xay xát, song nhiều chị em vẫn giữ thói quen giã nếp bằng cối gỗ. Đầu tiên, lúa nếp khô khan được giã cho bong lớp vỏ trấu ngoài, rồi mang ra sàng sảy; sau đó mới bỏ vào cối giã tiếp một lượt, cho đến khi được những hạt tròn trắng ngà, căng mọng. 

Trước khi gói bánh, nếp được vo sạch, để ráo, trộn vào một ít muối mịn. Lá đót rửa sạch, lau khô. Với chiều dài phổ biến 30-40cm, đơn giản là mỗi chiếc lá đót được xếp nhẹ phần giữa theo hình chiếc phễu, thành một đầu nhọn. Hai mép lá xếp chống lên nhau theo chiều dọc tạo thành lớp vỏ ngoài ôm trọn những hạt nếp ở bên trong. Khi nếp vừa đầy khuôn lá thì gấp lại gọn ghẽ phần cuối, ôm lấy thân dưới chiếc bánh; sau đó dùng lạt buộc lại chặt tay.

Phụ nữ Giẻ Triêng gói bánh coat. Ảnh: TN

 

Bánh coat có hình mũi tên, ngoài phần đầu nhọn thì thân tròn dài, thường  khoảng 15-20cm, đường kính thân bánh 4-5cm. Bánh luộc chín được bóc ra, ăn từng miếng nhỏ, đậm đà thơm mùi lá đót; chỉ ăn không đã ngon, chấm với muối mè, muối đậu càng thêm hương vị.

Theo truyền thống của người Giẻ Triêng, bánh coat chỉ được làm vào những khi gia đình, cộng đồng có việc, nhất là trong những dịp lễ hội như lễ mừng lúa mới, lễ ăn than (chachaih), đón năm mới... Bởi vậy, có bánh coat là thấy niềm vui lan tỏa.

Xa nơi chôn nhau cắt rốn đã lâu, song bao năm qua, ở vùng quê mới Sa Bình (huyện Sa Thầy), những người dân gốc Thanh Hóa vẫn giữ nếp gói bánh răng bừa. Bánh răng bừa - chỉ cái tên thôi, đã gợi hình gắn liền với công cụ sản xuất của người nông dân Thanh Hóa nói riêng, miền Bắc nói chung.

Từ ngày vào vùng kinh tế mới, người dân Sa Bình thường làm bánh răng bừa không chỉ vào khi nhà có giỗ, có đám, mà còn nhất là mỗi dịp đón Tết, đón lễ; như là cách để nhớ về Tổ tiên, ông bà, nhớ về một thời gian nan, nghèo khó.

Nếu so sánh thì bánh răng bừa có hình dáng giống bánh tro, hay bánh coat..., được gói bằng lá dong (hay lá chuối) như bánh chưng, bánh tét.

Bánh răng bừa có khi thì gói thuần gạo nếp, lúc lại gói từ bột gạo và có nhân. Có nhân, bánh thêm mặn mà, mùi vị ngon hơn, với đậu xanh trộn chung thịt nạc băm và nấm tai mèo xắt nhỏ. Bánh thuôn dài được bóc ra từ những sợi lạt mảnh, mềm và lớp áo màu xanh, thoảng mùi thơm thơm, vị ngon beo béo.

Cùng từ hạt nếp, lá xanh, bánh coat hay răng bừa đều được làm ra nhờ đôi bàn tay tần tảo, siêng năng của mẹ, của bà. Mộc mạc vậy thôi, mà luôn gửi trọn yêu thương, gần gũi. Dù có đi đâu, lòng vẫn nhớ hoài!

THANH NHƯ

   

Các tin khác

  • Trung thu sớm ở vùng sâu
  • Nhớ sao cơm trắng muối mè!
  • Mùa gieo hạt mới
  • Trường làng
  • Dân dã bún cá ngừ
  • “Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa”
  • Trao tiền hỗ trợ cho 4 chị em mồ côi
  • Một gia đình khó khăn cần lắm sự giúp đỡ
  • Yêu sao “phố núi” Kon Tum
  • Thân thương “trường làng”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mùa Trung thu ý nghĩa
  • Giao ban 3 lực lượng Quân sự, Công an, Biên phòng quý III năm 2023
  • Hội nghị lần thứ 15, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tu Mơ Rông khóa XVII
  • Kể từ tháng 10/2023, Công ty Điện lực Kon Tum thực hiện dời ngày ghi chỉ số về cuối tháng
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Liên hoan Tổ Tuyên truyền văn hoá lần thứ V năm 2023
  • Thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”
  • Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
  • Nước thải từ lò giết mổ gia súc tập trung gây ô nhiễm môi trường

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Điểm đến du lịch huyện Đăk Glei
  • Gìn giữ văn hóa truyền thống
  • Chùm ảnh: Nỗ lực vì cuộc sống bình yên của nhân dân
  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao

Đất & Người Kon Tum

  • Đặc sắc văn hóa truyền thống của người Brâu
  • Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
  • A Par - nghệ nhân đa tài
  • Nghệ nhân ưu tú nỗ lực truyền dạy cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by