• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI    Ban Tổ chức Trung ương giao ban trực tuyến quý III năm 2023    Tăng cường xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông    Kon Tum và Chăm-pa-sắc: Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027    Tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Bếp lửa thung sâu

26/11/2022 06:18

Trời đã lập Đông, cái lạnh ùa về theo từng cơn gió núi co cụm đặc quánh. Rừng tỏa ra một mùi hương quyện vào màn sương trong làn khói lam chiều. Bếp lửa hồng tí tách những nhành củi khô ấm nồng bên chái bếp nhà cô nơi thung sâu. Đôi bàn tay còn vướng bụi phấn buổi chiều lên lớp. Nồi cơm sôi sùng sục bên nồi cá khô kho với măng rừng và nụ cười hồng lên đôi má không có chút phấn son.

Sinh ra trong một gia đình trung lưu ở thành phố, môi trường sống khá đầy đủ nhưng cô chẳng có một chút đua đòi. Ngay từ ngày đầu tiên tốt nghiệp sư phạm cô đã tình nguyện đăng ký được đi dạy nơi vùng sâu, vùng xa mặc cho bao lời cản trở từ phía gia đình, người thân, bạn bè. Đối với cô, ngoài tích lũy kiến thức đã học được ở phổ thông cũng như trong môi trường chuyên nghiệp, cô còn có biệt danh là “mọt sách”. Có lẽ vì thế mà cô ấp ủ một ước nguyện sẽ đến những nơi nào khó khăn nhất để chia sẻ với nỗi khổ mà người dân ở đây bao đời nay bám đất bám làng chịu đựng, còn trẻ em luôn khát chữ.

Cái lạnh nơi thung sâu khác lắm, bởi gió núi hun hút luồn qua những cánh rừng già quanh năm bọng nước mới đến được với con người. Vì thế mỗi lúc Đông về là đem theo cái rét buốt thịt buốt da. Bù lại, bếp lửa hồng lan tỏa suốt ngày đêm. Không điện, không đèn đường, không ti vi, tủ lạnh nhưng lòng cô vẫn ấm áp lạ thường. Chính là tấm lòng của dân làng, tình cảm chân chất của bao thế hệ học trò đem lại cho cô  sự ấm áp ấy.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Mái nhà tranh vách nứa là nơi ấp ủ một tâm hồn thanh thoát để năm tháng trôi qua mà không hề miễn cưỡng. Con đường đất ngoằn ngoèo đếm từng bước sớm chiều đến lớp hằn in trên sườn đồi như ghi nhận một sự chấp nhận đơn chiếc. Vâng, đơn chiếc mà không cô đơn, lấy thung sâu làm bạn, lấy gió núi làm nhạc ru miên trường, lấy tình yêu từ tiếng kẻng báo giờ lên lớp mỗi ngày làm hành trang cho những tháng ngày xa phố thị về rừng. Cô đang cảm nhận được hạnh phúc của riêng mình. Một thứ hạnh phúc không so đo thiệt hơn để lan tỏa một tình yêu khó ai tìm được. Lũ trẻ thơ ngây đầu trần chân đất ngày nào cũng quấn quýt, cũng quây quần bi bô một âm thanh hồn nhiên của núi rừng nơi thung vắng.

Mỗi khi hè về tết đến, lòng cô bỗng thấy cô đơn khi phải chia tay lũ học trò, chia tay với dân làng để trở về với gia đình người thân nơi phố thị. Cô không thể nào quên những cái vẫy tay tạm biệt đầy lưu luyến. Hành trang mang theo những lúc ấy nặng trĩu ân tình. Ngôi nhà nhỏ ấy được dựng lên bằng tình thương yêu đùm bọc của những con người chân chất, thật thà bằng những khúc gỗ rừng sần sùi nhưng ấm cúng. Chiếc bàn cỏn con đặt giữa nhà tưởng chừng như cô quạnh. Nhưng không, chiếc đèn dầu suốt đêm vẫn tỏ bên trang giáo án. Những đóa hoa rừng lặng lẽ đưa hương tạo nên một không gian đầy hy vọng và niềm tin của một kỹ sư tâm hồn trong sáng và thiện lành.

Bếp lửa hồng trong thung sâu luôn bén lên một tình yêu chẳng nơi nào có được. Những sớm mai thức dậy, những làn khói lam chiều quyện dưới rặng rừng già, những ánh trăng vằng vặc soi bóng đêm khuya, tất cả đối với cô như những vần thơ, điệu nhạc để rồi trở thành những trang nhật ký ở tuổi thanh xuân. Cô nhặt nhạnh hạnh phúc mỗi ngày bằng tâm hồn trong sáng là tất cả vì học sinh thân yêu, tất cả vì ngày mai bằng lời giảng mỗi giờ lên lớp.

Có gì đẹp hơn hình ảnh một cô giáo lấy rừng làm bạn, lấy thung sâu làm nhà, lấy sự yêu thương để sống hòa đồng với dân làng, lấy sự trìu mến của học trò để làm nhịp cầu bước lên phía trước. Tiết trời đã lập Đông, gió chuyển mùa đã về nhưng trong lòng cô vẫn ấm mãi. Nhất là trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam càng thôi thúc sự hân hoan bên bếp lửa hồng tỏa sáng.  Những món quà mừng Ngày Nhà giáo đến với cô là những củ khoai, những nải chuối, những bông hoa dại ven rừng, những trái cây hái từ vườn nhà vẫn giúp cho cô cảm nhận sự hạnh phúc của riêng mình.

Vâng, mỗi người có quyền tìm cho mình một niềm vui riêng trong cuộc sống, không ồn ào náo nhiệt mà ấm áp và chân tình. Cô đã tìm cho mình một tình yêu đẹp như đóa hoa rừng lặng lẽ mà ngát hương. Để rồi năm tháng trôi qua không tiếc nuối, không ân hận với con đường mình đã chọn. Xin được chia sẻ cùng cô trong Ngày Nhà giáo Việt Nam với một tình yêu thương trong sáng và cao quý; với một bếp lửa hồng giữa thung sâu mãi ấm áp để mang lại cho đời một ánh sáng tỏa rạng và lan xa. Hy vọng những trang giáo án tiếp theo sẽ mở ra một trang đời biết yêu thương và hạnh phúc. Đẹp biết bao hình ảnh cô giáo bên bếp lửa giữa thung sâu, giữa lòng người với một tình yêu lặng lẽ giữa đời thường: Mang cái chữ gieo trên mảnh đất vùng sâu vùng xa, để đem lại mầm xanh cho quê hương trong tương lai tươi sáng.

NGUYỄN TẤN HỶ

   

Các tin khác

  • Trung thu sớm ở vùng sâu
  • Nhớ sao cơm trắng muối mè!
  • Mùa gieo hạt mới
  • Trường làng
  • Dân dã bún cá ngừ
  • “Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa”
  • Trao tiền hỗ trợ cho 4 chị em mồ côi
  • Một gia đình khó khăn cần lắm sự giúp đỡ
  • Yêu sao “phố núi” Kon Tum
  • Thân thương “trường làng”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Phát triển mạnh kinh tế số ngành, lĩnh vực
  • Hợp tác xã nông nghiệp “bắt nhịp” chuyển đổi số
  • Cơ cấu lại ngành nông nghiệp: Tăng giá trị, giảm chi phí
  • Chương trình “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”
  • Thống nhất nội dung phục vụ Chương trình Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia
  • Hội LHPN tỉnh giúp hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Phát huy vai trò cựu chiến binh trong tình hình mới
  • Tu Mơ Rông: Chú trọng đầu tư hạ tầng chỉnh trang đô thị trung tâm

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Điểm đến du lịch huyện Đăk Glei
  • Gìn giữ văn hóa truyền thống
  • Chùm ảnh: Nỗ lực vì cuộc sống bình yên của nhân dân
  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao

Đất & Người Kon Tum

  • Đặc sắc văn hóa truyền thống của người Brâu
  • Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
  • A Par - nghệ nhân đa tài
  • Nghệ nhân ưu tú nỗ lực truyền dạy cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by