• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Bình tĩnh đừng hoảng sợ

25/07/2021 06:15

Tuần qua, có lẽ sự kiện thời sự nóng nhất, được người dân trong tỉnh quan tâm nhất đó là việc lần đầu tiên tỉnh ta ghi nhận một số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn. Lo lắng là tâm lý chung của nhiều người, nhưng có không ít tỏ ra thái quá tới mức hoang mang, hoảng sợ.

Ngày 20/7, sau khi có thông báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh về 2 ca dương tính đầu tiên với SARS-Cov-2 trên địa bàn tỉnh, cô bạn hốt hoảng gác hết công việc lại chạy ngay tới siêu thị để mua nhu yếu phẩm. Cô lo lắng dịch bệnh sẽ làm gián đoạn nguồn cung hàng hóa, rồi lỡ như dịch bệnh lây lan rộng phải giãn cách hay cách ly phong tỏa thì sẽ không mua được lương thực, thực phẩm…Bạn cũng không quên gọi điện nhắc tôi và giục phải nhanh lên bởi nhiều người cũng đổ dồn đến siêu thị, các cửa hàng tạp hóa để mua hàng, nếu chậm sợ sẽ hết hàng.

Dù tôi khuyên bảo, giải thích rõ ràng rằng trong bất kỳ tình huống nào thì các cấp, các ngành cũng không để xảy ra thiếu nguồn cung. Chợ, cửa hàng, siêu thị vẫn hoạt động nên không cần lo lắng quá mức và không nhất thiết phải tích trữ hàng và càng không nên tập trung đông người trong không gian hẹp. Thế nhưng, cô bạn tôi vẫn nhất quyết đến siêu thị mua cả một xe hàng từ gạo, thực phẩm tươi sống, rau củ đến các loại thực phẩm công nghệ…tích trữ phòng xa.

Nhiều người vẫn đến siêu thị mua cả xe hàng để tích trữ. Ảnh: TH

 

Nhìn thấy cảnh người dân chen chúc nhau lựa chọn hàng hóa và xếp hàng dài chờ thanh toán tôi thực sự lo lắng. Tôi tự đặt câu hỏi, nếu không may trong dòng người ấy có ca bệnh chưa được phát hiện thì tình hình sẽ thế nào. Chưa nói, với số lượng lớn người đổ xô đi mua hàng cùng một thời điểm thì khó có hệ thống phân phối nào có thể cung ứng kịp thời ngay lúc đó. Điều này vô hình chung gây ra thiếu hụt nguồn cung cục bộ và khan hiếm hàng hóa giả trên thị trường. Trong khi nhiều gia đình đầy ắp hàng hóa dự trữ trong nhà.

Tôi nhớ, trong một số đợt dịch trước, khi dịch bệnh bùng phát mạnh ở một số tỉnh, thành, Chính phủ và tỉnh buộc phải áp dụng những biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn, cắt đứt chuỗi lây nhiễm của dịch bệnh thì cũng có không ít người dân đã tỏ ra hoang mang, sợ hãi dẫn đến những hành động thái quá đổ xô đi mua hàng về tích trữ gây ra hiện tượng “sốt” ảo. Nhưng ngay sau đó, hàng hóa trên thị trường lại đầy ắp, chưa khi nào bị gián đoạn.

Lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa có dịch nhưng đến khi có dịch thì một bộ phận người dân lại lo lắng, hoang mang thái quá. Rõ ràng những điều này đã đi ngược lại khuyến cáo của các cơ quan chức năng, làm cho công tác phòng, chống dịch bệnh càng thêm phức tạp, gây ra những bất ổn xã hội.

Hơn một năm rưỡi qua, chúng ta đã kiên trì, cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách quyết liệt với quyết tâm cao cùng với những giải pháp hữu hiệu đã mang lại kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Việc xuất hiện các ca bệnh Covid-19 là điều đáng tiếc và không ai mong muốn.

 Khách quan nhìn nhận, điều này làm cho tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh có những diễn biến mới và “nóng” hơn. Việc người dân lo lắng cũng là điều dễ hiểu. Song thực tế, đây không phải là tình huống quá bất ngờ; tất cả đều nằm trong dự liệu. Các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp đã có các phương án ứng phó phù hợp với tình hình mới. Hơn nữa, các ca nhiễm này đều được phát hiện và cách ly ngay tại các Chốt kiểm soát dịch Covid-19 đầu vào của tỉnh nên dịch bệnh chưa lây lan ra cộng đồng. Tình hình dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát.

Ban Chỉ đạo cũng khuyến nghị người dân cần bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng, nâng cao cảnh giác và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng ta lên án thái độ vô tâm, chủ quan và tùy tiện trong phòng, chống dịch, nhưng nếu lo lắng, sợ hãi, dẫn đến phản ứng một cách thái quá cũng là điều cần phải phê bình.

Quan tâm nhưng đừng hoảng sợ, điều mỗi người dân cần làm lúc này là hãy bình tĩnh, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K cũng như các quy định trong phòng chống dịch và tin tưởng vào giải pháp của các cấp, các ngành là góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

Thùy Hương

   

Các tin khác

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Kết thúc hoạt động các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cấp huyện trước ngày 30/6
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật
  • Thành lập tổ công tác phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • 5/10 huyện, thành phố xếp loại Trung bình về chuyển đổi số năm 2024
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Đăk Glei: Xe tự lật một người chết và một người bị thương nặng
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by