• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với tỉnh Kon Tum    Sẵn sàng cho Ngày hội của các dân tộc vùng Tây Nguyên    Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Attapư    Chỉ thị của Ban Bí thư: Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức    Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Cà phê “vỉa hè”

28/05/2023 06:43

Không biết từ bao giờ, cà phê “vỉa hè” đã trở thành thói quen của một bộ phận cư dân “phố núi”. Mỗi buổi sáng, trên đường đi làm, họ sẽ tạt vào bên đường, dành mươi mười lăm phút uống ly cà phê rồi bắt đầu công việc của ngày mới. Lâu dần, trở thành một nét văn hóa dễ thương, điểm chút nhẹ nhàng vào cuộc mưu sinh tất bật.

Cà phê đi vào đời sống của người dân “phố núi” từ bao giờ, không ai biết, nhưng cà phê đi từ góc khuất đến những phố xá sầm uất. Một ngày mới bắt đầu bằng một ly cà phê. Và một ngày cũng có thể kết thúc bằng một ly cà phê. Chẳng cần biết anh là ai, làm nghề gì, chỉ cần có ly cà phê là có thể gặp gỡ, chuyện trò, thành bạn bè, thành tri kỷ từ sự kết nối của ly cà phê.

Nếu thích náo nhiệt và nhiều sắc màu hãy đến với cà phê Indochine trên phố Bạch Đằng hay rảo qua những quán liền kề nhau bên bờ kè sông Đăk Bla lồng lộng gió.

Nếu tâm tính bạn có phần ưa tĩnh tại thì hãy chọn những quán nhỏ ở vành đai thành phố. Đó là nơi chốn giúp bạn lãng quên thời gian trong trạng thái giao cảm và cảm nhận rõ sự bình yên giữa “phố núi”.

Còn nếu muốn “hòa nhập với đời” hơn thì hãy đến với… cà phê “vỉa hè”.

Cà phê vỉa hè cũng có nhiều điều thú vị. Ảnh: S.C

 

Không ai biết cà phê “vỉa hè” xuất hiện từ bao giờ, nhưng đều phải thừa nhận sức sống mãnh liệt của nó. Dù trải qua bao thăng trầm, sự xuất hiện rồi biến mất của bao quán cà phê đẹp đẽ, hoành tráng, thì cà phê “vỉa hè” vẫn tồn tại, vẫn thích ứng với mọi cơ chế và vẫn hút khách.

Qua năm tháng, uống cà phê “vỉa hè” thành thói quen của một bộ phận cư dân “phố núi”. Mỗi buổi sáng, trên đường đi làm, họ sẽ tạt vào bên đường, dành mươi mười lăm phút uống ly cà phê rồi bắt đầu công việc của ngày mới. Lâu dần, trở thành một nét văn hóa dễ thương, điểm chút nhẹ nhàng vào cuộc mưu sinh tất bật.

Gọi là cà phê “vỉa hè” không có nghĩa là hàng quán lấn chiềm lòng lề đường để kinh doanh buôn bán, mà chỉ là cách gọi quen thuộc, chỉ sự dân dã của quán mà thôi.

Đa phần các quán cà phê “vỉa hè” ở “phố núi” Kon Tum không có bảng hiệu, chỗ ngồi thì được chủ quán tận dụng khoảng sân sát vỉa hè trước nhà để kê mấy cái bàn, cái ghế nho nhỏ, xinh xinh phục vụ khách thưởng thức cà phê. Giá cả thì bình dân vô cùng, chỉ 10-12 nghìn đồng cho ly cà phê đen thơm lừng, giá ly cà phê sữa thì cao hơn chút xíu.

Như anh bạn tôi, hằng ngày, cứ khoảng 6 giờ sáng là có mặt ở quán cà phê “vỉa hè” thân thuộc. Thói quen ấy đã được anh duy trì mấy chục năm rồi, dù mưa hay nắng.

Bà chủ quán đã quen, sau khi mở cửa, sẽ dọn sẵn một bình trà và 1 phin cà phê bốc khói nghi ngút trên chiếc bàn gỗ thấp đặt dưới gốc cây cùng vài cái ghế nhựa.

Ban đầu, anh bạn tôi chọn cà phê “vỉa hè” vì đặc thù công việc không có thời gian la cà, nên chỉ tạt vào quán bên đường uống vội cho kịp giờ làm. Ai ngờ lâu ngày thành quen, thành “nghiện” khi nào không hay. Anh bảo, mấy mươi năm rồi, làm gì làm, sáng ra cứ phải ra quán vỉa hè thân thuộc uống ly cà phê rồi mới bắt đầu ngày làm việc được.

Ly cà phê “vỉa hè” mỗi sáng đã không còn là một thứ đồ uống đơn thuần, mà đã trở thành một người bạn- anh nói.

Anh chia sẻ, cà phê “vỉa hè” như một xã hội thu nhỏ. Ở đó có những câu chuyện rôm rả chẳng dứt, có những phút giây tâm sự tình cảm nhưng cũng có khi là đôi chút trầm ngâm yên lặng. Cảm giác như có một “phố núi” thu nhỏ với những nét rất đặc trưng, khi thì trầm lắng nhẹ nhàng, lúc lại tất bật ồn ào.

Theo anh, làm việc trong phòng máy cả ngày nên uống cà phê “vỉa hè” còn là cách để anh nắm bắt, hòa nhịp vào cuộc sống quanh mình. Từ những câu chuyện, những tin tức được chia sẻ từ cà phê “vỉa hè” giúp anh cảm thấy cuộc sống mình thêm phần thi vị hơn.

Cà phê “vỉa hè” không phải chỉ có người thu nhập thấp, mà cuốn hút đủ các thành phần, từ sang trọng đến bình dân, từ tri thức đến người lao động chân tay. Nhưng tất cả đã đến đây rồi thì mọi khoảng cách dường như đều được xóa nhòa. Không khó để bắt gặp hình ảnh lãnh đạo một cơ quan, đơn vị hay giám đốc một doanh nghiệp ngồi trò chuyện thân mật, gần gũi với một anh xe ôm, một bác bảo vệ hay một anh công nhân ở quán cà phê “vỉa hè” mỗi sớm mai.

Cũng có nhiều người nghĩ, cà phê “vỉa hè” chất lượng thấp hơn so với các quán có bảng hiệu, được đầu tư không gian rộng rãi. Thế nhưng, ở “phố núi” Kon Tum này lại khác. Dân “nghiện” cà phê mà pha cho ly cà phê nhạt nhẽo chắc lần sau chẳng ai ghé đến. Vì vậy, dù mang tiếng là cà phê “vỉa hè”, giá chỉ mười mấy ngàn đồng một ly nhưng chất lượng không phải bàn đến.

Chắc cũng nhiều ưu điểm và đặc trưng riêng mà hiện nay, dù xuất hiện nhiều quán cà phê đẹp, nhưng cà phê “vỉa hè” vẫn hút khách.

Nếu bạn không có thời gian, ghé vào cà phê “vỉa hè” đi, chỉ vài ba phút thôi, đã có ngay một ly cà phê sóng sánh, thơm ngon.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Mùa khô
  • Cô giáo làng
  • Tờ báo tường “đặc biệt”
  • Tình thầy
  • Bó hoa, phong bì và lòng biết ơn
  • Chuyện kể tháng Mười Một
  • Rộn vui ngày mùa
  • Rộn rã điệu xoang
  • Mái trường ngày ấy
  • Dân dã bánh cuốn
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hướng dẫn tham gia giao thông tại khu vực Quảng trường 16/3 và khu vực Nhà rông Kon Klor
  • Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với tỉnh Kon Tum
  • Toàn văn phát biểu bế mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
  • Khai mạc chung các hoạt động Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023
  • Ngày hội lớn và “thương hiệu” Kon Tum
  • Cơ hội cho du lịch “cất cánh”
  • Chùm ảnh: Quốc bảo sâm Ngọc Linh dưới tán rừng
  • Tổng duyệt Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Quốc bảo sâm Ngọc Linh dưới tán rừng
  • Nặng nợ với nghề đan lát
  • Chùm ảnh: Tết Et Đông ở làng Kon Cheo Leo
  • Chuyện của người giáo viên vùng khó

Đất & Người Kon Tum

  • Đắm say cùng suối Đăk Na
  • Nằm ở địa phận xã Pô Kô (huyện Đăk Tô), suối Đăk Na là một trong những địa điểm “bỏ túi” dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. Mang trong mình vẻ đẹp mộng mơ huyền ảo, cùng không khí trong lành mát mẻ của núi rừng, suối Đăk Na có thể làm say đắm bao du khách khi đặt chân đến đây thưởng ngoạn.
  • Gìn giữ và phát huy giá trị của lễ hội
  • Phụ nữ làng Plei Lay gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by