• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Họp Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh    Họp Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn dự Lễ ra quân đầu năm xây dựng nông thôn mới tại huyện Đăk Hà    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ ra quân đầu năm xây dựng nông thôn mới tại thành phố Kon Tum    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt dự Lễ ra quân làm đường giao thông tại huyện Đăk Tô   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Đêm hè

19/07/2022 13:10

Buổi chiều, khi loa phát thanh ở đầu ngõ phát đi thông tin bảy giờ tối thứ Bảy tuần này tập trung tại nhà chị bí thư chi đoàn để tập văn nghệ chuẩn bị cho buổi sinh hoạt hè tại thôn, tụi nhỏ trong thôn nôn nao, náo nức cả lên.

Từ khi nghe được thông tin ấy, thằng Bo, con Bé mới 4 tuổi cứ theo hỏi hết ông bà rồi đến ba mẹ rằng đã sắp đến ngày chưa để theo anh, chị trong xóm đến tham gia.

Mới hơn bốn giờ chiều thứ Bảy, hai đứa đã hối thúc bà và mẹ tắm rửa cho mình sớm để chuẩn bị đi tập văn nghệ. Dẫu giọng nói còn ngọng líu ngọng lo nhưng nhờ được bố mẹ cho đi học sớm nên rất dạn dĩ.

Nhạc bật lên, dưới sự hướng dẫn của chị bí thư chi đoàn thôn, các bạn nhỏ hăng say tập luyện. Bo và Bé cũng hòa đồng cùng các anh, chị lớn. Trong tiếng vỗ tay cổ vũ của nhiều phụ huynh ngồi xem, các bạn nhỏ như được tiếp theo sức mạnh, có tinh thần và khí thế hơn trong tập luyện.

Nhìn các bạn nhỏ háo hức tập văn nghệ mà tôi nhớ đến những đêm hè thời thơ ấu vui nhộn của mình năm nào.

Ngày ấy, cả làng, cả xã còn thắp đèn dầu, chứ chưa có điện. Mỗi khi chuẩn bị cho liên hoan văn nghệ “cây nhà lá vườn” ở thôn, ở xã vào dịp hè, cứ ăn cơm tối xong là mỗi đứa một cái đèn dầu thắp sáng rồi băng băng trên đường làng để đến nhà văn hóa thôn tập văn nghệ, mà chẳng cần ba mẹ đưa đón như bây giờ.

Thời ấy công nghệ chưa phát triển, trò chơi giải trí cho thiếu nhi, nhất là thiếu nhi vùng thôn quê không nhiều, nên mỗi khi được biểu diễn văn nghệ là cả một “sự kiện”  lớn đối với trẻ thơ. Vì vậy mà tinh thần, ý thức tập luyện của chúng tôi rất hăng say. Khi tập thì nghiêm túc, khi giải lao thì hết sức vui vẻ.

Có những hôm tập văn nghệ, các ca sĩ nhí, biên kịch, biên đạo múa còn được phụ huynh luộc sẵn nồi khoai lang, khoai mì mang đến tận nơi để góp vui, để bồi dưỡng cho mọi người trong đội văn nghệ. Những tiết mục văn nghệ cũng vì thế mà có tinh thần, khí thế sôi nổi hơn.

 
Trò chơi nhảy dây. Ảnh minh họa

 

Đêm hè của trẻ em ở vùng thôn quê ngày ấy còn vui nhộn với những trò chơi dân gian. Màn đêm vừa buông, ánh trăng lấp ló sau lũy tre làng đã nghe tiếng các bạn nhỏ reo hò, í ới gọi nhau tập trung để chia phe, bắt cặp chơi các trò chơi.

Vui nhất là dịp cả làng, cả xã làm mía đường. Những bó mía được chặt ở ruộng về dựng quanh chiếc máy ép mía và lò đất được đắp để nấu đường. Cả xã chỉ có một chiếc máy ép mía, nên các hộ gia đình phải xếp hàng chờ đến lượt mình. Gia đình nào được ép mía, nấu đường sớm còn đỡ, những gia đình phải ép vào ban đêm thì lũ trẻ trong nhà ấy cũng gần như thức trắng.

Nhưng trẻ con “ngược đời” lắm. Với người lớn thì thức đêm là vất vả, còn với lũ trẻ thì lại là niềm vui, được dịp thỏa thuê thưởng thức mía, mật, vừa được vui đùa khuya hơn thường ngày mà không sợ bị ba mẹ la mắng.

Trò chơi năm mười mùa ép mía đường cũng thú vị hơn, bởi các bạn nhỏ được dịp lăn, lê, bò, trườn trên những “tấm thảm” bằng xác mía. Có bạn còn quấn cả xác mía lên người ngụy trang để không ai nhận ra mình, mà không cần phải tìm chỗ ẩn nấp ở đâu xa.

Những đêm hè trăng sáng, cả làng còn cùng nhau tranh thủ ra đồng thu hái nông sản cho mát mẻ. Bọn trẻ cũng được dịp vui chơi thả ga trên cánh đồng trồng đậu, trồng dưa. Cũng chỉ loanh quanh mấy trò chơi quen thuộc như đá gà, năm mười ấy mà chẳng thấy đứa nào chán. Có hôm dưới ánh trăng sáng vằng vặc bên bờ ruộng, cả bọn còn bày trò kể chuyện ma để dọa mấy đứa nhát gan rồi được phen cười đùa, trêu chọc nhau.  

Bây giờ, ở quê, cuộc sống có nhiều thay đổi. Các phương tiện nghe, nhìn hiện đại phổ biến, in-tơ-nét được kết nối về từng nhà nên trẻ con có điều kiện hơn để học tập, để thư giãn bằng việc xem phim, chơi điện tử… Nhiều bạn nhỏ còn bị sức ép của việc học tập nên dán mắt vào sách vở, màn hình vi tính. Bên cạnh đó là nỗi lo về những thay đổi, cạm bẫy của cuộc sống, khiến nhiều khi cha mẹ không muốn cho con em mình giao lưu nhiều cùng bạn bè vào ban ngày, chứ huống gì ban đêm.

Điều đó đã vô tình đẩy trẻ em ra xa nhau hơn. Các bạn nhỏ bây giờ muốn trao đổi bài với nhau cũng chỉ cần gọi điện thoại. Các trò chơi dân gian cũng không còn được trẻ em ở quê mặn mà. Đường làng về đêm cũng không còn nhộn nhịp tiếng trẻ con vui đùa như ngày xa xưa ấy.

Cũng may là vẫn còn hoạt động hè do Đoàn thanh niên tổ chức  để cho các bạn nhỏ biết đến không khí của những đêm hè.

Sông Côn

   

Các tin khác

  • Già Ru
  • Miệt mài Đăk Bla
  • Ước mong mùa Xuân mới
  • Ngày Xuân
  • Về làng
  • Bánh Tết
  • Tết ấm quê nhà
  • Xúc cảm đầu Xuân
  • Nhớ Tết
  • Con mèo trong văn hóa Việt Nam
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kon Tum vinh dự đoạt 2 Giải Búa liềm vàng lần thứ VII năm 2022
  • Khơi dậy sức mạnh nội sinh
  • Kon Tum- Hành trình 110 năm - Bài 3: Ánh sáng niềm tin
  • Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ triển khai nhiệm vụ năm 2023
  • Gắp vắt dài khoảng 10cm sống trong khí quản
  • Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà: Xét xử vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai
  • Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT tại UBND tỉnh
  • BĐBP tỉnh gặp mặt báo chí đầu xuân Quý Mão 2023

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sắc xuân Kon Tum
  • Chuyện người cán bộ “hai vai”
  • Chùm ảnh: Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm
  • Chùm ảnh: Măng Đen thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán

Đất & Người Kon Tum

  • Tết ấm của người Tày nơi miền biên
  • Năm 2012, hàng chục hộ người Tày đã đến xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai làm kinh tế mới. Giờ đây, đời sống của họ đã ổn định, cùng nhau đón một cái Tết ấm trên quê hương mới.
  • Giữ nhịp xòe Thái đen nơi vùng biên
  • Nghệ nhân ưu tú nặng lòng với cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by