• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Đọc sách ngày giãn cách

21/04/2020 06:05

Sáng sáng, chị chọn cho mình góc nhỏ bên cửa sổ, mở bản nhạc không lời, đọc cuốn sách yêu thích, thỉnh thoảng lơ đãng nhìn qua con đường nhỏ, qua khoảnh vườn nhỏ xinh quen thuộc. Gió tháng tư lùa qua nhè nhẹ. Chị thấy tâm hồn mình mênh mang theo gió, theo hoa và theo cả nội dung cuốn sách

Gấp lại cuốn “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, chị vẫn thấy mình như đang theo cùng bước chân từ thời thơ ấu đến khi trở thành chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành và đổi tên là anh Ba xuống tàu trên Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Đã lâu lắm rồi chị mới đọc một cuốn sách trọn vẹn, trào dâng niềm say mê và trở lại với những xúc cảm vốn từng một thuở nồng nàn.

Miên man với câu chuyện, chị vẫn không thể nào quên những đoạn hội thoại giữa cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với cậu bé Nguyễn Sinh Côn và sau này là chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Cụ phó bảng khi đó đã răn dạy con: “Cha ngẫm thấy câu nào trong quyển sách cũng đáng nhớ, nhớ để làm được như sách dạy. “Dưỡng tử giáo độc thư, thư trung hữu kim ngọc”, nghĩa là: Nuôi con phải biết dạy con đọc sách, vì trong sách có vàng ngọc” (...) “Người xưa quan niệm: Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao. Cha thấy việc đọc sách là đáng quý, quý lắm. Các con phải tự nhắc nhở mình: Ngày nào chưa đọc được mười trang sách là ngày đó bị nhịn đói, nhịn khát. Đã coi mắt là kho báu thì sách là một nguồn báu vô tận của mắt”.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Ngẫm lời căn dặn của người xưa mà chị ngậm ngùi. Như chị ngày xưa đọc sách cũng ngọt lắm, say lắm, mà giờ cũng đành tự thú thật “cơm áo không đùa với khách thơ”. Cuộc sống thường ngày với những lo toan của mưu sinh cuốn những người xa quê như chị đi trong hối hả. Những dòng sông cứ thế trôi đi, mỗi ngày cũng cứ thế mà trôi qua, chưa bao giờ dừng lại. Bộn bề công việc, bộn bề các mối quan hệ khó cho chị thời gian nhẩn nha cầm cuốn sách nghiền ngẫm…

Dịch bệnh Covid-19. Giãn cách xã hội. Các con nghỉ học. Công việc của chị chủ động được thời gian. Cứ nghĩ đến ngoài kia bao nhiêu y, bác sĩ, bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ xông pha trên tuyến đầu chống dịch, chị chọn ở nhà cũng là một cách tri ân họ. Chị lấy những bữa cơm sum vầy cả gia đình làm niềm vui, lấy những cuốn sách làm bạn  và cảm giác như được vỗ về, được bình yên, được trở lại với những cảm xúc nồng nàn một thuở. 

Sáng sáng, chị chọn cho mình góc nhỏ bên cửa sổ, mở bản nhạc không lời, đọc cuốn sách yêu thích, thỉnh thoảng lơ đãng nhìn qua con đường nhỏ, qua khoảnh vườn nhỏ xinh quen thuộc. Gió tháng tư lùa qua nhè nhẹ. Chị thấy tâm hồn mình mênh mang theo gió, theo hoa và theo cả nội dung cuốn sách. Còn ngoài đường kia lác đác người, xe. Phố phường như chậm rãi hơn, thong thả hơn. Mỗi gia đình cũng ấm áp hơn với những bữa cơm sum vầy, rộn rã. Và không ít người đã lấy những khoảng lặng thư thả này làm nguồn cảm hứng, cho dù chỉ là một câu ngắn đang là hot trend: “Để Mị nói cho mà nghe” về chuyện ở nhà mình để chia sẻ cùng bạn bè qua Zalo, Facebook.

Trở lại với những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Trở lại những câu chuyện được chưng cất từ đời sống, đã từng đưa chị quay về quá khứ, hướng tới tương lai, để ru lòng những phút giây bình tâm, để trải nghiệm, để nhẩn nha đi tìm cái đẹp, cái bình dị.

Trở lại những xúc cảm của một thuở nồng nàn. Trở lại những trang sách như mời gọi những chuyến đi, đưa chị đến những nơi thật xa, giúp chị tưởng tượng ra những điều mới mẻ, hấp dẫn đang đợi những người dám đi, dám đến. Những câu chuyện sâu thẳm lời dặn dò tình đất, tình người, chứa chan bao nhiêu thông điệp đã nuôi dưỡng tâm hồn ngày một lớn và dường như chị cũng men theo đó mà trưởng thành.

Nhưng, cuộc đời không như những trang sách. Có khi sách xuôi, đời lại ngược; nhưng có khi sách ngược, đời lại xuôi. Nhưng vẻ đẹp cuộc đời nhờ trang sách gieo vào tâm hồn đã giúp chị thêm nghị lực vượt qua khó khăn, biết bao dung, có niềm tin, biết dung hòa thích ứng với cuộc sống. Để lắng nghe sâu hơn những trở mình của cỏ cây, nghe tiếng thì thào của gió, cả tiếng sấm tháng tư khắc khoải vọng về. Và để nghe rõ hơn tiếng thở dài rất mỏng của mẹ và cả những giọt mồ hồ hôi mặn chát trên vai áo bạc màu của cha như đong bao kỷ niệm mặn mòi…

Niềm vui của những ngày giãn cách xã hội do chính chị tạo ra từ những cuốn sách dễ thương, từ những bông hoa mộc mạc, từ những bữa cơm sum vầy. Không có thứ gì lao xao mà bền. Không có thứ gì ồn ào mà sâu lắng. Đúng là “thư trung hữu kim ngọc”, chị chợt nhận ra hạnh phúc từ những điều nhỏ bé đến thật tự nhiên, chẳng phải nhọc công kiếm tìm.

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị
  • A Thuần học và làm theo Bác từ những điều giản dị
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by