• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Hội nghị thành lập HTX Dược liệu Du lịch Ngọc Linh H80    Chủ động các phương án phòng, tránh, ứng phó mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất    Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Kon Tum làm việc với Trường Đại học Kochi, Nhật Bản    Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Kon Tum làm việc với Tập đoàn ICC, Nhật Bản    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt thăm Trường Đại học Fukushima (Nhật Bản)   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Đọt bí vườn nhà

31/07/2022 13:08

Sau mấy ngày mưa nắng sụt sùi, đám cải thìa mới mọc đã tơi tả gần hết, luống rau muống đến lứa cũng xơ xác, ngả vàng. Riêng vồng bí đỏ thì vẫn vươn ngọn xanh mướt. Nghĩ đến bữa trưa ngon lành với rau bí, cậu bé nhoẻn cười.

Nó theo chân bà, nhanh tay cắt những ngọn (đọt) to, mập. “Đọt bí tỉa thưa luôn là loại rau ngon nhất!”. Bà nó chả từng bảo thế còn gì! Vậy nên, vườn nhà bao nhiêu là rau là cây, song với nó, đọt bí luôn được xếp vào top đầu “ khoái khẩu”.

Nhà nằm ở lưng đồi cao, lâu giờ, mảnh vườn rộng nằm về phía Tây thường được tỉa bắp vào vụ Đông Xuân. Sau khi thu hoạch bắp, bà thường chuyển sang trồng bí xanh, bí đỏ. Ngày trước, bí đỏ chủ yếu được trồng lấy quả, để dành ăn được lâu ngày. Vì vậy, đọt bí tỉa thưa, chỉ là những khi “tranh thủ”.

Rau bí đặc thù lớp vỏ phủ ngoài cả thân cả lá đều dày, có nhiều lông tơ, cảm nhận bằng tay thì rất nhám; cho nên, trước khi “chế biến”, cần được “làm sạch” bằng cách tước bỏ “áo” ngoài.

Ảnh minh họa

 

Hồi nhỏ, cậu bé hay giúp bà nhặt rau, nên rành điều này. Nhặt bí khi đọt lá còn tươi luôn dễ dàng hơn, vì có tước bỏ đi hay ngắt đoạn ra đều nhẹ nhàng, thuận tiện. Lỡ đà, để bí héo lại, thì không dễ tước, mất nhiều thời gian, mà còn giảm nhiều “độ” ngon.

Từ lâu, nó đã để ý ngóng xem chính bà tự tay nấu nướng. Rau bí nhặt sạch, thả vào nồi nước vừa sôi, “chín vừa” giữ màu xanh ngắt. Đọt bí luộc lên, chấm cùng mắm nêm mằn mặn cay cay. Thi thoảng “đổi vị”, bí được xào tỏi với chút dầu, thơm nức. Chỉ bấy nhiêu thôi, những bữa cơm đạm bạc còn đậm đà đến bây giờ.

Trước khi vào mùa thu hoạch, bà thường “chấm” sẵn vài quả để cho thật “già”, vừa to lại còn đẹp nhất, giữ dành làm giống vụ sau. Hạt bí được lấy hết ra khỏi ruột, rửa qua cho rã phần màng sợi bám, rồi đem phơi nắng cho thật khô; sau đó, bỏ vào trong ống lồ ô nút kín, treo nơi góc bếp. Bí có thể mọc quanh năm, song phù hợp nhất là được gieo trồng trước khi mưa tới.

Thuận theo thói quen tiêu dùng, sau này, bí vườn, có nhà chỉ chuyên lấy đọt. Thay vì để dành hạt giống, đã có nguồn giống được tạo ra từ quá trình ứng dụng công nghệ sinh học. Cây bí “siêu ngọn” được trồng không những khỏe mạnh mà đáng kể là nhiều đọt to và dài nên năng suất hơn. Bí trồng sau chừng hai tháng là cắt đọt lứa đầu, sau thì tiếp tục bón chăm để thu đợt mới.

Sau mấy ngày mưa nắng sụt sùi, rau bí đỏ vẫn vươn đọt mới. Sách vở gọi nó là “rau toàn năng”, chẳng hề thuộc hạng “cao lương” nhưng được nhiều người ưa chuộng.

Đất vườn xoay vòng gần như quanh năm, đọt bí luôn sẵn người mua, nên người trồng như bà càng thêm dễ bán.

Món ngon bây giờ thường thêm không ít phụ gia, riêng đọt bí từ lâu đến nay vẫn chỉ giản đơn mà vị, hương mãi nhớ.

Thanh Như

   

Các tin khác

  • Làng cũ
  • Về lại trường xưa
  • Khổ qua rừng trong câu chuyện kể
  • Mây trắng về trời
  • Còn đó tin yêu
  • Mãi mãi niềm tự hào
  • Nhớ o du kích
  • Trở lại Ngọc Linh
  • Đêm hè
  • Sỏi đá cũng xanh
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ngành Y tế tỉnh: Từng bước thực hiện Chương trình Chuyển đổi số
  • Xã hội học tập
  • Khó khăn trong duy trì tỷ lệ bao phủ BHYT
  • Một số giải pháp nâng cao nhận thức về những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
  • “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” ở Đăk Hà
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp Phiên chất vấn phiên họp thứ 14
  • Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
  • Mưa lũ ảnh hưởng đến nhiều tuyến giao thông và một số diện tích lúa

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chuyện người đi ngược lệ làng
  • Gian nan gìn giữ và phát triển “Quốc bảo”
  • Về xứ sở sâm dây
  • Ươm mầm xanh trên đất bạc màu

Đất & Người Kon Tum

  • Yên ả Kon Teo Đăk Lấp
  • Chiều mưa, rong ruổi trên những chuyến công tác xa nhà, tôi tình cờ dừng chân tại thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long (huyện Đăk Hà) yên ả và thơ mộng. Trò chuyện, tiếp xúc trực tiếp với bà con dân tộc Xơ Đăng nơi đây, tôi nhận thấy người dân phát huy tinh thần đoàn kết để gìn giữ những giá trị văn hóa trên vùng đất khó, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, tốt đẹp.
  • Y Triêng Nữ nghệ nhân đa tài
  • Ngỡ ngàng Đăk Sing
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by