• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Đường chưa thông, hè chưa thoáng

10/10/2022 12:59

Với sự quyết liệt của các lực lượng chức năng, chiến dịch “giành lại vỉa hè” cho người đi bộ đã có lúc mang lại những chuyển biến lớn cho thành phố Kon Tum. Thế nhưng, sau một thời gian, đường vẫn chưa thông, hè vẫn chưa thoáng.

Giờ tan tầm buổi trưa và buổi chiều, khu vực đường Hoàng Văn Thụ trước trung tâm thương mại tỉnh và chợ 16/3, vẫn là tình trạng kẹt xe vì... chuyện mua bán. Rõ ràng, chợ 16/3 được xây dựng, có chỗ gửi xe đàng hoàng, nhưng ở vỉa hè xung quanh chợ vẫn dày kín các sạp hàng tự phát, tràn ra cả lề đường, lòng đường. Còn người mua thản nhiên dựng xe dưới lòng đường để tiện cho việc mua thực phẩm. Trong khoảng đường hẹp, còi xe bấm inh ỏi. Chỉ khi nào phát hiện lực lượng đảm bảo trật tự đô thị xuất hiện, người bán mới vội vã dọn hàng chạy; còn người mua thong dong lên xe phóng đi, coi như không có chuyện gì xảy ra.

Không chỉ chợ 16/3, vài năm trước, chợ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai được xây dựng lên để giải quyết tình trạng “chợ cóc”, chợ tạm ở quanh Quảng trường 16/3, đường Trường Chinh, thành phố Kon Tum. Các sạp hàng bày biện, cung cấp nhiều loại thực phẩm cho người dân. Chợ mọc lên nhưng thực tế vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường ở khu vực quảng trường.

Vào chiều tối hoặc tầm trưa, nhiều hộ dân vẫn tự ý bày biện trái cây, các mặt hàng rau bán hai bên lề đường. Việc mua bán gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến việc lưu thông xe cộ. Đặc biệt, tại vị trí chợ, dù bên trong chợ rất thông thoáng, nhưng người dân vẫn bày biện hàng hóa, bán trên vỉa hè.

Người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường. Ảnh: Hồng Lam

 

Nhiều lần trò chuyện, những người bán hàng bên lề đường tâm sự rằng, vì tâm lý người mua muốn mua nhanh, gọn, lẹ, không muốn đi xe vào chợ hoặc gửi xe ở chợ nên thường tấp vào mua hai bên lề đường. Và khi người mua có nhu cầu, người bán cũng bất chấp các quy định để bày bán. Một số người khác, vì không muốn thuê mặt bằng, vì lý do mưu sinh, họ vẫn bày bán, bất chấp lệnh cấm. Còn buôn bán bên lề đường tất yếu sẽ còn việc đỗ xe, dựng xe dưới lề đường. Và nếu không xử lý dứt điểm, chuyện ùn tắc, va chạm giao thông cũng không tránh khỏi.

Không phải đến bây giờ chuyện làm cho đường thông, hè thoáng mới được đề cập. Nhiều năm nay, UBND thành phố Kon Tum đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để làm cho đường thông, hè thoáng. Và việc xây dựng một số chợ dân sinh để chuyển, bố trí, sắp xếp và đưa các hộ kinh doanh tự phát vào kinh doanh trong chợ theo đúng quy định được xem là giải pháp căn cơ để giải quyết dứt điểm vấn đề người dân tự ý họp chợ, buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường. Nhưng vì nhiều lý do nêu trên, mọi việc, đâu lại vào đó.

Lập lại an toàn giao thông cho người đi bộ, quyết tâm xử lý tình trạng chợ tự phát, chợ tạm là câu chuyện dài hơi, đòi hỏi quyết tâm cao. Việc thực hiện công tác quản lý và kiểm tra xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và đảm bảo trật tự đô thị trên địa bàn phải được triển khai thường xuyên, quyết liệt, dứt điểm để tránh lập lại. Bởi có thời điểm, khi lực lượng chức năng làm “gắt”, vỉa hè ở khu vực gần các chợ đã thoáng, đường đã từng thông, nhưng chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè lại bị xâm chiếm.

Bên cạnh lực lượng chức năng, đường có thông, hè có thoáng hay không cũng phụ thuộc vào ý thức của người dân. Chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để người dân có địa điểm kinh doanh, buôn bán, thì mỗi người nên nêu cao ý thức chấp hành. Thiết nghĩ, nếu chợ đủ rộng, các sạp hàng được xây dựng bài bản đảm bảo cho việc buôn bán sẽ thu hút tiểu thương vào chợ. Và khi mọi người đều vào chợ bán, không một ai bày bán ở vỉa hè, thì người mua chắc chắn sẽ không thể mua hàng ở lề đường. Lúc đó, tình trạng bát nháo, lấn chiếm lòng và lề đường sẽ hạn chế.

Làm cho đường thông, hè thoáng là góp phần xây dựng thành phố sạch đẹp, văn minh, mang lại nhiều lợi ích thiết thực mà đối tượng thụ hưởng đầu tiên chính là người dân. Do đó, mỗi người nên ý thức, cùng góp sức để các tuyến đường, hè thông thoáng, sạch đẹp hơn.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Tấm gai
  • Hạnh phúc ở đâu?
  • Hương lúa
  • Tổ quốc gọi tên mình
  • Biên cương thao thức
  • Rét lộc tháng Hai
  • Giữ nét duyên dáng áo dài
  • Có một mùa hoa bưởi
  • Cơm của má
  • Ngày Thầy thuốc
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Prudential chi trả 23 tỷ đồng cho một khách hàng tại Cần Thơ
  • Diễn tập chữa cháy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
  • Người dân đồng tình quy định mới về đăng kiểm xe
  • Agribank Kon Tum đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững
  • Nhiệt huyết tuổi trẻ
  • Liên minh HTX tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2023
  • Hội nghị góp ý Dự thảo tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 4 sử dụng trong cơ sở GDPT
  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by