• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội thảo góp ý Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050    Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh    Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh và chuẩn bị năm học mới    Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp và làm việc với Tập đoàn ICC (Nhật Bản)    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Hội nghị thành lập HTX Dược liệu Du lịch Ngọc Linh H80   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Góc vườn thân yêu

05/07/2022 13:13

Bao năm đi học, đi làm, mỗi lần về thăm nhà, bước chân ra mảnh vườn, hắn lại ngạc nhiên bởi sự thay đổi của vùng non xanh mát ấy. Bởi ba hắn luôn cải tạo, sắp xếp mảnh vườn để đẹp hơn, có ích hơn.

Góc vườn. Ảnh: SC

 

Có những thay đổi rõ ràng, dễ nhận thấy, nhưng cũng có những thay đổi khó lý giải, chỉ có thể cảm nhận, khiến nhiều lúc hắn cứ ngẩn người ra để tìm kiếm.

Sự thay đổi ấy không có nghĩa là mảnh vườn được lát gạch hay bê tông hóa cho sạch sẽ mà quy hoạch hợp lý hơn, khoa học hơn với những loại cây, hoa vừa giúp cải thiện bữa ăn hàng ngày, vừa tạo cảnh quan đẹp hơn, làm cuộc sống hòa với thiên nhiên hơn.

Nhớ ngày trước, ba hắn được ông nội chia cho cả ngàn mét vuông đất, vậy mà chỉ trồng toàn dừa, chuối, còn lại là những khoảnh đất trống cỏ mọc tum tùm, lâu lâu ba lại vác cuốc ra dọn cho sạch.

Mảnh vườn bên cạnh của chú thím hắn cũng rộng không kém, nhưng cũng chỉ trồng mấy hàng dừa, hàng chuối và khóm bông trước nhà, còn lại là những bãi đất trống toàn cỏ, lâu lâu có hàng xóm xin cho nhốt vịt, thả bò. 

Mỗi mùa hè, được nghỉ học về nhà, hay mỗi đợt nghỉ phép khi đã đi làm, hắn cũng tham gia vào việc dọn vườn cùng ba má. Nghĩ mà bực, mất công, mất sức, đổi lại chỉ là một mảnh vườn sạch cỏ chứ chẳng có gì để thu hái. Nghĩ đến những nhà vườn cây trái ở Nam Bộ hắn đã từng đến mà ước ao.

Ba hắn nói: “Khó lắm con à, miền Trung mà, mùa nắng nước sinh hoạt còn khó, trồng nhiều cây, trái lấy đâu ra nước tưới, đó là chưa  kể đến điều kiện thổ nhưỡng không hợp”.

Thế rồi hắn cũng cuốn vào cuộc mưu sinh nơi phố thị mà quên bẵng đi ước mơ của mình về một mảnh vườn xanh mát. Nhưng ba hắn thì không. Ông âm thầm suy nghĩ, quy hoạch, bỏ công sức cải tạo mảnh vườn, đào hố trồng cây, vun luống trồng rau. Mỗi ngày một ít, màu xanh cây trái theo những giọt mồ hôi mặn chát dần phủ kín mảnh vườn.

Bao năm rồi hắn cũng không nhớ rõ, mỗi lần về quê, hắn không còn bị sai ra cuốc cỏ ở vườn nữa, thay vào đó là ra vườn hái ớt, hái chanh, hái rau, nhổ sả; rồi dần dần có thêm việc thu hoạch mít, đu đủ, thanh long, mận, ổi, xoài, bơ… Niềm mơ ước về một mảnh vườn đầy cây trái đã dần trở thành hiện thực khiến hắn vui không thể tả.

Mỗi lần về nhà, hắn cứ háo hức dạo quanh vườn. Ảnh: SC

 

Còn ba thì cười hiền từ, nhìn hắn háo hức dạo quanh vườn. Má kể, từ ngày có thêm cái giếng khoan ở ngoài vườn, mùa nào thức nấy, ba má trồng đủ loại cây trái, thậm chí có những cây trái mà trước đây là đặc trưng ở mỗi vùng, miền, nay cũng hiện diện trong vườn nhà hắn.

Hóa ra, sự thay đổi có thể từ những mầm ớt nhỏ đang cố vươn những cái lá bé tí ti lên kia. Hay từ dòng nước mát bơm lên từ giếng khoan đã tưới tắm cho mảnh vườn vượt qua những ngày nắng hạn.

Hẳn là như ba đã nói, trước đây chẳng ai ở quê dám nghĩ đến việc trồng trọt gì trong vườn. Hắn nhớ, ngày trước, ở quê hắn, nhà nào cũng chỉ có giếng đào, sâu hơn chục mét nên mùa nắng gắt phải sử dụng nước thật tiết kiệm, nếu không muốn sang nhà hàng xóm để xin nước về dùng. Nói gì đến nước tưới cây.

“Không chỉ là lý do đó, mà ngày ấy, gần như nhà nào cũng nghĩ nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình từ đám ruộng, đám rẫy, chứ vườn nhà chỉ là cho vui. Cuộc sống còn khó khăn, “ăn chắc mặc bền hơn là làm cho vui”- có lần ba hắn đã chia sẻ.

Đúng thật, hồi ấy, mỗi mùa, nhà nông thường chỉ biết trông chờ vào  việc thu hoạch lúa, đậu, mì, bắp… Sau mỗi vụ mùa, hắn chỉ thấy ba hắn và các bác, các chú gặp nhau thường hỏi thăm nhau mùa này thu được mấy tấn/tạ mì, bắp, đậu, lúa.

Bây giờ, các ông, các bà, các bác, các chú hàng xóm của gia đình hắn đến chơi nhà lại chú trọng đến mảnh vườn. Không chỉ bàn chuyện ruộng, rẫy, họ chia sẻ nhau kinh nghiệm, cách chăm vườn. Phần thì ai nấy đã lớn tuổi, không còn đủ sức khỏe; phần thì gánh nặng cơm, áo, gạo tiền không còn đè nặng nên mảnh vườn trở thành niềm vui tuổi già.

Mà chẳng phải tuổi già đâu, người trẻ như hắn cũng mê vườn tược. Mỗi lần về quê, suốt ngày hắn chỉ ở ngoài vườn. Hắn sắm cả bếp củi để ra vườn nấu nướng. Cữ trưa, sau khi ăn cơm xong, ra vườn mắc võng đánh một giấc thì chẳng có gì sung sướng bằng.

Hắn thích kiểu “quy hoạch” vườn của ba hắn. Vườn quê nên bao giờ cũng toát lên nét đơn giản, mộc mạc. Ở một góc vườn, những hàng củi khô, được ba phát dọn, chặt tỉa từ những cây cối ở vườn, đem phơi, rồi sắp xếp lại ngay ngắn, đẹp mắt.

Hắn thích ngắm những dây trầu không thật tốt, dây leo bám chặt những thân cây dừa. Lá trầu có rất nhiều công dụng, để cho người già dùng bện vôi ăn trầu, để xông giải cảm, xông cho bà mẹ và em bé sau khi sinh… Mỗi lần nhìn dây trầu, hắn nhớ đến câu chuyện cổ tích ngày nhỏ rất thích đọc đó là “Sự tích cầu  trau”.

Hắn thích ngắm những cây ớt quả chi chít; những bụi xả, bụi lá dứa luôn tỏa hương thơm. Rồi những mùa bông bưởi rụng trắng xóa góc sân vườn, hắn thường nhặt vào cho má nấu nước tắm hay gội đầu thơm mùi thật dễ chịu.

Về quê, được nằm đung đưa trên chiếc võng ngoài vườn, hắn thấy sao mà bình yên quá đỗi.

Vậy nên, mỗi khi có dịp là hắn lại về quê, về bên gia đình, bên góc vườn thân yêu để được thư giãn, nghỉ ngơi, quên đi những mệt mỏi thường ngày.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Hư ảo rồi tan
  • Làng cũ
  • Về lại trường xưa
  • Khổ qua rừng trong câu chuyện kể
  • Mây trắng về trời
  • Đọt bí vườn nhà
  • Còn đó tin yêu
  • Mãi mãi niềm tự hào
  • Nhớ o du kích
  • Trở lại Ngọc Linh
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND thành phố Kon Tum về hoạt động của Hợp tác xã
  • Băn khoăn trước thềm năm học mới
  • Hư ảo rồi tan
  • Thông tin tiếp về bãi rác ở huyện Đăk Tô: Yêu cầu đổ và xử lý rác đúng quy trình kỹ thuật
  • Chương trình Hoa phượng đỏ năm 2022 tại huyện Kon Plông
  • Hội thảo góp ý Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
  • Đảm bảo tất cả trẻ em được đón Tết Trung thu vui vẻ, ý nghĩa và an toàn
  • Chủ động tiêm phòng, bảo vệ đàn vật nuôi

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Mùa thu hoạch hạt sâm Ngọc Linh
  • Chuyện người đi ngược lệ làng
  • Gian nan gìn giữ và phát triển “Quốc bảo”
  • Về xứ sở sâm dây

Đất & Người Kon Tum

  • Nghệ nhân A Dip giữ nghề truyền thống
  • Theo sự dẫn đường của bà con trong thôn, chúng tôi đến thăm nghệ nhân A Dip ở thôn Rơ Wăk (xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum). Nhắc đến A Dip, dân làng ngợi khen ông có nếp sống giản dị, hòa đồng và thân thiện với mọi người, đặc biệt rất đam mê đan lát, cồng chiêng và luôn nêu cao ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống.
  • Yên ả Kon Teo Đăk Lấp
  • Y Triêng Nữ nghệ nhân đa tài
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by