• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Má chồng tôi

13/05/2018 17:15

Mấy nay thời tiết thay đổi, cơ thể rệu rã. Nằm lăn qua, lật lại mãi đến hơn 7h mới bước ra được khỏi giường. Mắt nhắm mắt mở xuống bếp, đã thấy má chồng lục đục nấu nướng: “Con đánh răng đi rồi ăn sáng. Sáng nay có món miến giò ngon lắm!”. 5 tháng qua, má vẫn luôn chu đáo, chiều chuộng con dâu như vậy. Thấy mình thật may mắn, hạnh phúc vô bờ!

Nhớ thời đang yêu, tôi từng ra điều kiện với người yêu: Chấp nhận ở riêng mới tổ chức đám cưới. Ám ảnh bởi bộ phim Sống chung với mẹ chồng, trong đầu tôi luôn hiện lên những cảnh phim về người mẹ chồng khó tính, suốt ngày xét nét, hằn học với con dâu. Đã vậy, nhiều chị bạn – từng ly hôn chỉ vì bố mẹ chồng khó tính còn khẳng định: “Ngoài đời mẹ chồng còn khó tính hơn trong phim”. Chính điều ấy càng làm tôi quyết tâm ở riêng cho thoải mái; để giữ hạnh phúc gia đình.

Ngày rước dâu, má chồng dắt tôi vào cổng nhà. Cái cảm giác hồi hộp, lo sợ đến khó tả. Dù ánh mắt má rất hiền nhưng trong đầu tôi vẫn đinh ninh: “Chỉ ở nhà chồng đúng 1 tuần cho phải phép rồi xin ra ở riêng”.

Những bữa cơm ở nhà chồng vẫn rộn rã tiếng cười như chính nhà mình. 7 ngày ở đây, má chồng luôn là đầu bếp chính, tôi chỉ phụ nhặt rau, rửa chén. Sáng được ngủ nướng; trưa ngủ đến 2-3 tiếng đồng hồ… Mọi thứ rất thoải mái, vậy mà tôi vẫn bảo thủ: “Chắc chỉ được vài bữa đầu”.

Hết 1 tuần, tôi và chồng thu xếp quần áo, xin ba má ở riêng như dự định. Má chồng vẫn giúp tôi xách ba lô ra đến cửa rồi lẩn thẩn quay ra giường, mặt buồn so, đôi mắt rơm rớm nước mắt. Tự nhiên thấy áy náy mà thương má đến lạ. Có khi nào suy nghĩ cứng nhắc, nỗi lo sợ đang khiến mình làm việc bất hiếu? – câu hỏi chợt hiện lên trong đầu. Tôi vội vàng nói chồng xách ba lô vô nhà: “Thôi con không đi nữa. Vợ chồng con ở với ba má cho vui!”.

Chồng đi làm xa, nhiều hôm việc bận, 2-3 tuần mới về. Ngoài giờ làm việc, tôi luẩn quẩn ở nhà với ba má. Hôm nào khỏe thì lau nhà, quét dọn, mệt thì nghỉ ngơi, chẳng bao giờ má phàn nàn. Biết con dâu thức khuya viết bài nên không bao giờ má cằn nhằn việc dậy sớm, dậy muộn. Chỉ hôm nào tôi có lịch làm sáng, sợ muộn, má mới canh giờ gọi dậy.

Nhớ lần ở huyện cách nhà tầm 15km có lễ hội, 15h tôi phải bắt xe buýt đi làm. Mới 14h30, má tìm cho tôi cái mũ vành rộng rồi lò dò cùng ra đầu ngõ bắt xe. Đứng đợi xe, má cứ sốt sắng, lo lắng, sợ tôi muộn giờ làm. Đến lúc con dâu yên vị trên xe, má mới vẫy vẫy cái nón, dặn dò đi làm cẩn thận rồi lật đật vào nhà lo cho bầy heo, đàn gà.

Đâu chỉ lần đấy, những hôm tôi làm chương trình đêm, má cũng lo lắng, phải đến khi con dâu về, ăn uống, tắm táp xong, má mới yên tâm lên giường.

Má chồng ít nói nhưng rất tâm lý. Khi nào thấy con dâu có biểu hiện cảm, má liền đi quanh xóm, hái nắm lá, bảo xông cho bằng được mới cho đi làm. Rồi chỉ cần tôi nói thèm ăn gì, trưa đi làm về, trên bàn ăn liền có món mình thích.

Có riêng gì con dâu, má đều đối xử tốt như vậy với tất cả mọi người trong gia đình. Những thức ngon, vật bổ, má đều nhường cho chồng, cho con. Ngày giỗ chạp, sợ con cái vất vả, má cũng đi chợ từ sớm, bắt tay nấu nướng, chẳng hề tị nạnh.

Ở với má, chưa bao giờ nghe má nói nặng, nói nhẹ hay nói xấu con dâu. Nhiều lúc vợ chồng cãi nhau, má chỉ từ tốn phân tích, mỗi người nhường nhịn nhau để gia đình êm ấm.

Má hiền mà chân tình lắm! Cũng bởi vậy, tôi thương má như má ruột của mình. Nhiều lúc ngẫm lại, thấy mình thật quá đáng. Ngày trước cứ nằng nặc đòi ở riêng, bảo thủ giữ trong mình cái tư tưởng mẹ chồng bắt nạt nàng dâu, không biết hành động đó đã làm má buồn biết bao nhiêu.

Má đã qua 60 nhưng không hề cổ hủ, luôn nhìn mọi việc theo hướng tích cực và xử lý rất nhẹ nhàng. Chính má đã giúp tôi hiểu thêm về chữ nhẫn, chữ nghĩa… và cách vun vén hạnh phúc trong gia đình.

Bình An

   

Các tin khác

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng

Bình luận (1)


Không biết chị này có chồng chưa, mà viết hay thế không biết!?
Trần Nhật Lam - 13/05/2018
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Kết thúc hoạt động các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cấp huyện trước ngày 30/6
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật
  • Thành lập tổ công tác phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • 5/10 huyện, thành phố xếp loại Trung bình về chuyển đổi số năm 2024
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Đăk Glei: Xe tự lật một người chết và một người bị thương nặng
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by