• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Họp Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh    Họp Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn dự Lễ ra quân đầu năm xây dựng nông thôn mới tại huyện Đăk Hà    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ ra quân đầu năm xây dựng nông thôn mới tại thành phố Kon Tum    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt dự Lễ ra quân làm đường giao thông tại huyện Đăk Tô   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Mây trắng về trời

06/08/2022 06:08

Nhiều năm sau khi bà nội qua đời, thỉnh thoảng Huế lại mơ mình đang ăn cơm với nội. Khi giật mình tỉnh dậy, cô đều xuýt xoa tiếc vì chưa kịp ôm tạm biệt.

Ngày nội đi, có đám mây trắng thật lớn, tỏa bóng mát cả một triền đồi. Ảnh: HL

 

Phải chăng cô quá nhớ thương bà nội? Hay những hình ảnh ấy được cô xếp riêng vào một góc ký ức, cứ lâu lâu lại “mở ra” ngắm, mà nhớ, mà thương, mà bùi ngùi nhớ về bà nội đã thành người thiên cổ?

Có lẽ vì cả hai!

Trong những giấc mơ ngắn ngủi ấy, Huế đều từ một nơi nào đó “hiện ra” bên cửa, như kiểu bước ra từ cỗ máy thời gian trong một bộ phim hoạt hình trẻ nít. Lặng lẽ đứng ngắm bóng dáng già nua đang lụi cụi nhóm bếp, rửa rau của nội mà thương muốn rớt nước mắt.

Còn nội thì khác, hớn hở khi thấy cháu gái, kéo tay vô nhà, bắt ngồi ở ghế, vừa la “tổ cha mi, nắng nóng như ri mà xuống đây chi cho mệt” vừa quýnh quáng bật quạt, lấy nước.

Huế bật cười khúc khích, nhưng lo âu tan biến. Cơm nước đâu vào đó, hai bà cháu trải chiếu dưới giàn bông giấy hủ hỉ chuyện trò.

Vừa cặm cụi nhổ tóc sâu cho bà, Huế vừa rủ rỉ khuyên bà về nhà Huế ở. Nội ở đây một mình, cả nhà không ai yên tâm. Nội không lên nhà con thì nhà chú Sáu cũng được- Huế nói như dỗi.

Bà cười: Bà lên trên đó (ý chỉ nhà Huế) hay nhà chú Ba thì ai nhang khói cho ông nội, cho bác Hai và chú Tư?

Dù nhà Huế và chú Sáu cũng gần, nhưng bà nội không ở với ai, mà sống một mình trong căn nhà cũ kỹ, được ông bà dựng từ mấy chục năm trước, nghe đâu còn nhiều hơn tuổi ba Huế.

Dù con cháu van nài mãi, rồi nói giận, nói lẫy, bà chỉ nói: Mẹ đi rồi, nhà này bỏ đó, thằng Hai với thằng Tư về, không có ai mở cửa cho chúng nó, tội nghiệp.

Bác Hai và chú Sáu của Huế là liệt sĩ chống Mỹ, cùng hy sinh một ngày, trong một trận chống càn. Và bà nội là Mẹ Việt Nam anh hùng duy nhất của huyện.

Hồi còn sống, bà nội thương Huế nhất. Huế cũng thương bà nội. Bình thường, ngày nghỉ, Huế vẫn về chơi, giúp bà cơm nước, quét dọn nhà cửa. Thời gian rảnh rỗi thì ngồi nghe bà nội kể chuyện xưa.

Kể xong, bà nội lại nói, ở ngay mảnh đất này, có rất nhiều xương máu của chú, bác, cô, dì đã đổ xuống, trong đó có máu của bác Hai và chú Sáu. Nên phải biết sống sao cho xứng đáng, đứng để bác và chú buồn. Huế luôn cảm thấy mình phải có nhiệm vụ ghi nhớ những lời ấy.

Huế còn nhớ như in ngày bà nội nhận phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Giữa những lời chúc, bà nội dõi ánh mắt lên bầu trời, như muốn tìm 2 người con trai giữa mây ngàn.

Mẹ Việt Nam anh hùng là gì hở nội? Huế đã từng hỏi như vậy. Nội chỉ nói ngắn gọn “là sự hy sinh con ạ”.

Sau này lớn lên, cô biết Bà mẹ Việt Nam anh hùng là danh hiệu được Nhà nước Việt Nam phong tặng hoặc truy tặng những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Mỗi dịp kỷ niệm 27/7, xã thường tổ chức tọa đàm, cho người đi rước mấy cụ lão thành lên nói chuyện truyền thống, những chuyện mà các cụ cất trong tim, trong máu, buổi sáng nhớ, buổi chiều nhớ, buổi tối cũng nhớ. Là mẹ Việt Nam anh hùng, bà nội thường được rước sớm nhất.

Khi về, bà lấy bánh kẹo từ túi quà ra, bỏ vào cái đĩa nhôm mà bác Hai gò từ xác máy bay đem về  khi còn sống, kỷ vật duy nhất của bác mà bà quý hơn vàng, đặt trên bàn thờ, thắp nhang rồi khóc.

Cả nhà khóc theo. Thế là bà lau nước mắt, la “thằng Ba với mấy đứa không được khóc, đừng để thằng Hai với thắng Sáu buồn”. Mọi người im re.

Trong bữa cơm, con cháu đề nghị bà nội kể chuyện bác Hai và chú Tư. Nội gạt đi: Kể làm chi. Miễn là tụi bay nhớ đến là được rồi.

Do nội ở một mình nên mọi thứ, từ lương thực, thực phẩm, thuốc men, quần áo đều được bố mẹ Huế và các cô dì, chú thím lo chu đáo. Nhưng lần nào bà cũng phàn nàn con cái hoang phí. Với nội, cái gì còn dùng được, dù cũ kỹ, thì không được vứt bỏ.

Nhưng với con cháu thì nội “thoáng” vô cùng. Chế độ trợ cấp thân nhân liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng hàng tháng không dùng đến, ngoại để dành làm phần thưởng, mua sách, quần áo, giày dép mới cho con cháu.

Có đận bà nội mệt dài ngày, Huế xin được “biệt phái” xuống nhà nội ở hẳn để chăm sóc bà. Bà đồng ý. Mẹ và mấy cô, mấy thím kêu chắc hai bà cháu hợp nhau.

Tối ngủ, Huế hay dậy kiểm tra xem nội có sốt không, có đau người không. Huế sợ bà cứ vậy mà đi theo bác Hai, chú Sáu, như người ta thường nói về người già. Nội cười: Nội còn sống lâu lắm, còn phải ẵm chắt nữa chứ.

Nhưng bà nội bất ngờ ra đi, rất thanh thản, như đám mây trắng đậu trên ngọn cây buổi sáng, rồi nhẹ nhàng về trời. Má nói, bà nội còn lựa ngày để đi theo bác Hai và chú Tư, ngay sau hôm cúng giỗ hai người.

Hồi còn sống, bà nội nói về ngày mình ra đi một cách thản nhiên, vui vẻ như không. Nội mong muốn nhất là ra đi sao cho con cháu bớt bận lòng.

Rồi dặn đi dặn lại ba Huế và chú Sáu là đừng tổ chức đám tang rình rang, nhất là không được kéo dài; chỉ cần báo cáo với chính quyền, rồi chôn cất trong ngày.

Về cúng giỗ cũng vậy, không cần phải làm riêng, mà gộp chung với giỗ bác Hai, chú Sáu. Đồ cúng đơn giản thôi, ngày thường má ăn gì cúng nấy. À, thằng Hai và thằng Sáu thích cá kho tộ và canh chua, nhớ làm cho nó. Vậy thôi.

Nhưng đám tang của bà nội lại lớn nhất vùng, vì có cán bộ tỉnh, huyện, xã về viếng. Vòng hoa xếp dài từ trong nhà ra đến đường làng. Ba Huế cứ bần thần “vậy là không làm đúng lời má dặn rồi”.

Ngày nội đi, có đám mây trắng thật lớn, tỏa bóng mát cả một triền đồi. Huế nghĩ, nội như mây trắng kia, nhẹ nhàng về trời!

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Già Ru
  • Miệt mài Đăk Bla
  • Ước mong mùa Xuân mới
  • Ngày Xuân
  • Về làng
  • Bánh Tết
  • Tết ấm quê nhà
  • Xúc cảm đầu Xuân
  • Nhớ Tết
  • Con mèo trong văn hóa Việt Nam
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kon Tum vinh dự đoạt 2 Giải Búa liềm vàng lần thứ VII năm 2022
  • Khơi dậy sức mạnh nội sinh
  • Kon Tum- Hành trình 110 năm - Bài 3: Ánh sáng niềm tin
  • Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ triển khai nhiệm vụ năm 2023
  • Gắp vắt dài khoảng 10cm sống trong khí quản
  • Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà: Xét xử vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai
  • Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT tại UBND tỉnh
  • BĐBP tỉnh gặp mặt báo chí đầu xuân Quý Mão 2023

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sắc xuân Kon Tum
  • Chuyện người cán bộ “hai vai”
  • Chùm ảnh: Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm
  • Chùm ảnh: Măng Đen thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán

Đất & Người Kon Tum

  • Tết ấm của người Tày nơi miền biên
  • Năm 2012, hàng chục hộ người Tày đã đến xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai làm kinh tế mới. Giờ đây, đời sống của họ đã ổn định, cùng nhau đón một cái Tết ấm trên quê hương mới.
  • Giữ nhịp xòe Thái đen nơi vùng biên
  • Nghệ nhân ưu tú nặng lòng với cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by