• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi    Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Mưa biên giới

19/10/2021 13:02

Mưa nơi này không buồn day dứt như mưa xứ Huế. Không ồn ào, vội vã như mưa Sài Gòn. Lại càng không dai dẳng, buồn bã như mưa phùn ngoài Bắc. Nó sầm sập trút xuống như ai đó nghiêng vò mà đổ. Những hạt mưa rơi thẳng đứng xuống mái hiên, xuống lòng đường, xuống tất cả những nơi mà nó có thể thấm sâu vào đất, làm dịu đi cái nóng bức trước đó.

Huyện nằm cách thành phố chừng hơn 1 giờ đồng hồ chạy xe. Không gần mà cũng chẳng xa. Đủ để có những háo hức như lần đầu đến đây, để thấy những điều mới lạ ở nơi tưởng như đã quen thuộc lắm rồi.

Lần này, tôi lại đến với Ngọc Hồi, đến với Plei Kần, phố huyện nhỏ xinh nằm trên Quốc lộ 14 đầy hoài niệm, vào cuối mùa mưa. Cảm giác nao nao khó tả khi những khu rừng phòng hộ, rừng cao su, những đồi cà phê bạt ngàn chầm chậm trôi qua cửa kính xe, cứ như níu giữ những khắc khoải, những đợi chờ từ lâu lắm... Thị trấn hiện ra trước mắt với những dãy nhà cao tầng, là những cửa hàng, công sở, hiệu buôn..., mang kiến trúc hiện đại như thầm giới thiệu một Plei Kần đang thay đổi. Những dãy phố dọc ngang như ô bàn cờ mới được hình thành có dáng dấp của một đô thị hiện đại, ẩn chứa trong đó những tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Rồi cái cảm giác ấy lại càng rõ lên trong tâm tưởng khi cơn mưa đổ xuống. Ngồi bên hiên quán cà phê nhỏ nơi góc phố, lặng yên nhìn những hạt mưa rơi, thì mới thấy mưa ở cái mảnh đất vùng biên này cũng khác. Mưa nơi này không buồn day dứt như mưa xứ Huế. Không ồn ào, vội vã như mưa Sài Gòn. Lại càng không dai dẳng, buồn bã như mưa phùn ngoài Bắc. Nó sầm sập trút xuống như ai đó nghiêng vò mà đổ. Những hạt mưa rơi thẳng đứng xuống mái hiên, xuống lòng đường, xuống tất cả những nơi mà nó có thể thấm sâu vào đất, làm dịu đi cái nóng bức trước đó. Ngoài phố thưa dần người qua, trả lại cái yên bình vốn có của phố huyện, như kéo tôi về với những ký ức chưa xa.

Người ta bảo, mưa là cuộc đời mới của tự nhiên. Mưa làm xanh cây lá. Mưa làm hạt nảy mầm. Hết mầm xanh rồi đến hoa. Hết hoa tỏa hương sắc với đời rồi làm trọn bổn phận của quả, gói trọn bao nhiêu tinh túy của trời, của đất mà dâng cho đời. Ngày mai, hạt sẽ lại nảy mầm. Cứ thế, mưa làm cho vòng tuần hoàn của đất trời cứ mãi xoay. Ngày cũ chỉ còn ký ức, nghe mưa mà gọi nhau về. Hôm nay, mùa đang đợi mưa, mầm xanh đang đợi mưa, để sau mưa mà lớn dậy, thành một phận cây, cong hay thẳng, cứng cáp hay mềm dẻo thì đều sống, cương quyết mà sống.

Đêm phố huyện dần buông. Trời mát hẳn. Cái se se của làn sương mỏng như làm cho ký ức thêm lung linh hơn. Thả chân xuống phố, dạo qua những con đường còn loang loáng nước, thấy lòng như chùng xuống. Ký ức lại ùa về. Đấy là những gì mà ta được nghe từ lời cha anh kể lại. Là những tháng năm xưa đầy gian khó mà quá đỗi tự hào. Ký ức ấy gợi mở cho ta biết bao điều. Như ấp ủ, như đợi chờ. Để rồi mạnh mẽ vỡ ra, sinh sôi và phát triển. Và ta nhận ra đất trời đang đổi mới.

Ghé vào quán nhỏ bên đường, một chút nồng cay để cảm nhận thêm về ân tình của phố. Chợt hỏi, phố đã cho ta bao điều, còn ta đã có gì cho phố? Lại nhớ ban sáng, lãnh đạo huyện chia sẻ, còn nhiều trăn trở với huyện, với mảnh đất này lắm. Đã có những trăn trở sau chuyến xuống làng với đồng bào, tận mắt chứng kiến cuộc sống của họ và những điều còn trì trệ. Những trăn trở từ tâm người lãnh đạo đã làm bùng lên những kỳ vọng đang nung nấu trong anh bấy lâu nay, làm vững chắc thêm niềm tin vào ngày mai tươi sáng.

Đã tới đây rồi thì không thể không chạy thêm chút nữa để đến thăm ngã ba Đông Dương. Rồi theo đường tuần tra mà lên với Cột mốc Ba biên, đặt tay lên đó và trong ánh nắng chan hòa, loang loáng nước sau cơn mưa vừa dứt, chợt thấy không gian như rộng hơn, điệp trùng hơn, và biên giới sao đẹp rạng ngời như thế.

Ba mươi năm đã trôi qua kể từ ngày thành lập, phố huyện như một chàng trai đang bước vào giai đoạn “Tam thập nhi lập” của một đời người vậy. Với ý chí, với khát vọng, và bằng cả những miền ký ức thẳm sâu kia cùng với những giọt nước mắt còn nóng hổi đêm nào của vị lãnh đạo bên bàn làm việc, nhất định “chàng trai” nơi biên giới sẽ gieo trồng và thu được những hoa thơm quả ngọt. Và miền đất vùng biên này sẽ lại đón những mùa xuân ngọt lành.

KHÔI NGUYỄN

   

Các tin khác

  • Chim vịt kêu chiều
  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
  • TỔ CHỨC TRỌNG THỂ LỄ TRUY ĐIỆU NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG
  • Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi
  • Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - một đời tận hiến vì Tổ quốc và nhân dân
  • ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐỨC LƯƠNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
  • Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
  • Quốc hội thảo luận Tổ về kinh tế - xã hội
  • Chim vịt kêu chiều

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by